Gần 2,4 triệu lượt người, hộ gia đình khó khăn ở Hà Nội đã được hỗ trợ
(LĐXH)- Đến cuối ngày 2/9, toàn thành phố đã có quyết định hỗ trợ an sinh xã hội cho gần 2,4 triệu lượt người, hộ gia đình.
Về gói an sinh xã hội của Chính phủ dành cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch COVID-19, các sở, ngành chức năng và 30 quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho 1,615 triệu người lao động, người sử dụng lao động với kinh phí gần 391 tỷ đồng.
Về chính sách hỗ trợ lao động tự do, cả 30 quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho 100.528 người với số tiền gần 151 tỷ đồng. Với chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, đã có 28/30 quận, huyện, thị xã ra quyết định hỗ trợ cho 11.647 người với số tiền gần 47 tỷ đồng. Về chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh, đã có 23/30 quận, huyện, thị xã có quyết định phê duyệt cho 3.008 hộ với số tiền hơn 9 tỷ đồng.
Các chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố với tổng nguồn lực trợ giúp đến thời điểm này là gần 448 tỷ đồng tiếp tục đến với nhiều người, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đến ngày 2/9, Hà Nội cơ bản chi trả xong kinh phí hỗ trợ cho 282.650 người thuộc đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo (trừ một số trường hợp đặc biệt).
Một số chính sách khác đang được các cơ quan chức năng nỗ lực triển khai là hỗ trợ người lao động, chủ cơ sở giáo dục dân lập, tư thục. Đến nay, 7/30 quận, huyện, thị xã (Cầu Giấy, Thanh Xuân, Sơn Tây, Hoài Đức, Mê Linh, Thạch Thất, Ứng Hoà) đã phê duyệt hỗ trợ số tiền 1,16 tỷ đồng cho 498 người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có ký hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do cơ sở giáo dục tạm dừng hoạt động.
Ngoài ra, 8/30 quận, huyện, thị xã (Bắc Từ Liêm, Sơn Tây, Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Phúc Thọ, Thạch Thất, Ứng Hòa) đã phê duyệt hỗ trợ cho 276 chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đủ điều kiện hoạt động phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên với số tiền 828 triệu đồng.
Cùng với đó, với tinh thần "một miếng khi đói bằng một gói khi no", trong những ngày này, cơ quan chức năng và các địa phương của TP Hà Nội đang khẩn trương triển khai đưa gói hỗ trợ an sinh xã hội đến với các đối tượng được thụ hưởng bằng những biện pháp phù hợp yêu cầu phòng chống dịch. Đến nay, nhiều lao động tự do gặp khó khăn ở một số địa phương đã nhận được sự hỗ trợ này./.
PV
Từ khóa:
-
Nam Định: Chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
18-12-2024 15:13 12
-
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng): Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ việc làm bền vững, thị trường lao động
23-12-2024 10:15 28
-
Hỗ trợ việc làm bền vững, hướng tới mục tiêu giảm nghèo tại thành phố Thái Nguyên
22-12-2024 21:37 20
-
Thừa Thiên Huế: Giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền vững
15-12-2024 10:51 31
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Những giải pháp quan trọng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
16-12-2024 15:54 43
-
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
12-12-2024 15:47 00
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00