TS Nguyễn Chí Trường kiểm tra công tác giáo dục QP&AN tại trường số 8
Hằng năm, cả hai Trung tâm này tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho hàng trăm nghìn lượt đối tượng, trong đó có HSSV. Năm 2016, gần 90 nghìn HSSV của 73 trường cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề được bồi dưỡng kiến thức QP&AN. Tuy nhiên, với riêng hệ thống các trường nghề, nhất là hệ trung cấp hiện còn nhiều khó khăn”.
Triển khai tới từng cơ sở dạy nghề
Cũng theo Thượng tá Lê Quang Thịnh, ngay sau khi Luật Giáo dục QP&AN cùng văn bản hướng dẫn của trên có hiệu lực, Bộ CHQS tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo sở, ban, ngành tổ chức triển khai các nội dung cơ bản của Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn đến tận cấp xã. Riêng Thông tư 123/2015/TTLT- BQP- BGDĐT- BLĐTBXH ngày 5-11-2015, Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai tới tận các trường, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, 66 trường THPT, 30 trường Cao đẳng chuyên nghiệp và Cao đẳng nghề cùng 24 trường trung cấp nghề được nghiên cứu các nội dung cơ bản của Luật Giáo dục QP&AN, Thông tư liên tịch 123 về giáo dục QP&AN cho HSSV các trường nghề. Kiểm tra tại 10 cơ sở dạy nghề trên địa bàn, đã có trên 47.000 học viên được giáo dục kiến thức QP&AN. Nhận thức của học viên các trường nghề được nâng lên rõ rệt, họ ý thức rõ về trách nhiệm của bản thân đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nhờ vậy, hằng năm toàn tỉnh có từ 18 đến 25% thanh niên tốt nghiệp các trường nghề tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc.
Ông Phạm Hồng Phương - Phó hiệu trưởng, trường Cao đẳng nghề Đồng Nai cho biết, thực hiện Luật Giáo dục QP&AN cùng Thông tư 123, trong hai năm 2015-2016, nhà trường đã liên kết với Trung tâm của Trường Quân sự tỉnh tổ chức bồi dưỡng cho 3.469 học viên (gồm cả hệ cao đẳng và trung cấp) với kết quả kiểm tra toàn khóa đạt trên 94%. Trường cũng tham gia Hội thao giáo dục QP&AN cho khối các trường nghề và dành giải nhất năm 2016. Tuy nhiên, ông Phương cũng nhìn nhận, trong giáo dục kiến thức QP&AN cho học viên hệ trung cấp của trường còn nhiều khó khăn vì chưa có quy định cụ thể nhưng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục QP&AN cho học viên nên trường vẫn tiến hành theo chương trình dành cho hệ cao đẳng. Đây cũng là khó khăn mà trường Cao đẳng nghề số 8 (Bộ Quốc phòng) và nhiều trường nghề kiến nghị. Thêm vào đó, nội dung mảng kiến thức về chính trị liên tục thay đổi nên các trường nghề đề nghị phải được cập nhật thường xuyên để giảng dạy cho HSSV.
Cần có quy định thống nhất
Báo cáo với Đoàn kiểm tra của Bộ LĐ-TBXH mới đây, Thượng tá Lê Quang Thịnh đã nêu những khó khăn: trong khối các trường nghề hiện nay, hệ trung cấp nghề trở xuống chưa có quy định thống nhất nên mạnh trường nào trường đó làm, rất khó trong quá trình kiểm tra và quản lý của cơ quan Nhà nước. Qua thực tế kiểm tra tại 10 cơ sở dạy nghề cho thấy, phần lớn các trường nghề chưa đảm bảo được chỉ tiêu tuyển sinh ổn định nên rất khó phân bổ lịch giảng dạy QP&AN.
Học viên CĐN số 8 trong tiết học QP&AN
Đội ngũ giáo viên cơ hữu về QP&AN của trường nghề rất ít hoặc chưa có, nhiều nơi giao cho giáo viên thể dục kiêm làm giáo viên giảng dạy QP&AN; thiếu trang phục, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy. “Giáo dục QP&AN cho học viên là giáo dục nhận thức và ý thức của người quân nhân cách mạng nên trang phục phải được đầu tư kỹ lưỡng và trong quá trình học tập, các em phải ý thức rõ mình trong vai người lính nên không thể ăn mặc tùy tiện”, Thượng tá Thịnh nhấn mạnh. Một khó khăn nữa là hầu hết các trường nghề, lãnh đạo nhà trường chưa kiểm tra được lịch giảng dạy, giáo án bài giảng và quy trình lên lớp môn học này....
Từ thực tế này, tỉnh Đồng Nai kiến nghị với đoàn kiểm tra của Bộ LĐ-TBXH cần phải phối hợp với các bộ ngành liên quan, ban hành chương trình chuẩn và quy định thống nhất để thực hiện giáo dục QP&AN trong khối các trường dạy nghề, nhất là hệ trung, sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn. Đồng Nai kiến nghị Trung ương chấp thuận cho 3 trường Cao đẳng nghề: Lê Quý Đôn, Thống kê Trung ương 2 và Sonadezi được liên kết với Trung tâm giáo dục QP&AN của Trường Quân sự tỉnh để tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho HSSV; Đề nghị Trung ương điều chỉnh để chấp nhận cho 2 đơn vị là trường Cao đẳng nghề Đồng Nai và Đại học Đồng Nai liên kết bồi dưỡng kiến thức QP&AN tại Trung tâm của Trường Quân sự tỉnh cho phù hợp (vì thực chất hiện nay 2 đơn vị này đã và đang liên kết với Trường Quân sự tỉnh và tỉnh đã có kiến nghị bằng văn bản) thay vì theo phân luồng từ Thông tư 123, 2 trường này phải về Trung tâm của trường Cao đẳng nghề số 8; Trung ương nên sớm có văn bản chuẩn hóa quy định bắt buộc đối với các Trung tâm giáo dục QP&AN của các trường Trung cấp nghề (nếu đủ chuẩn thành lập Trung tâm, nếu không phải liên kết) để giáo dục QP&AN cho HSSV khối nghề và sớm ban hành phôi bằng, chứng chỉ về giáo dục QP&AN để cấp cho HSSV các trường nghề sau khi hoàn thành khóa học....
TS Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng, Vụ công tác HSSV, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TBXH) đánh giá cao công tác giáo dục QP&AN cho HSSV tại Đồng Nai. Ông cũng khẳng định, qua thực tế kiểm tra, đoàn sẽ ghi nhận và nắm bắt thêm những khó khăn, vướng mắc của các trường nghề để có ý kiến với Bộ LĐ-TBXH, phối hợp các bộ ngành chức năng kiến nghị sửa đổi cho phù hợp. Riêng với việc ban hành phôi bằng, chứng chỉ về giáo dục QP&AN cho khối các trường nghề thì Bộ đang thiết kế và đầu năm 2017 sẽ chính thức ban hành để cấp cho học viên khi hoàn thành khóa học./.
Ng.Trinh
-
Quận Cầu Giấy hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng cho công nhân lao động đón Tết Ất Tỵ 2025
07-01-2025 20:37 46
-
Thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng trong năm 2024
07-01-2025 13:53 52
-
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM: Có 87/88 chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt và vượt so với yêu cầu đề ra
03-01-2025 15:24 00
-
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
27-12-2024 14:32 31
-
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
30-12-2024 13:44 57
-
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
30-12-2024 13:34 40