Hà Giang chủ động cung cấp thông tin thị trường lao động tạo việc làm bền vững cho hộ nghèo
(LĐXH)- Thực hiện Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững, theo hướng dẫn của Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), tỉnh Hà Giang đã chủ động cung cấp thông tin thị trường lao động tạo việc làm bền vững cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Giang, thực hiện Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững (trong Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, giai đoạn 2022 – 2024, tỉnh được phân bổ tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng.
Trong đó, vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng được phân bổ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh) để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu. Hiện đã hoàn thành lập dự án đầu tư, đấu thầu và triển khai thực hiện dự án.
Về nguồn vốn sự nghiệp, Hà Giang được giao gần 23,7 tỷ đồng. Tỉnh đã phân bổ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 2,789 tỷ đồng; 11 huyện, thành phố 20,909 tỷ đồng.
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hà Giang tổ chức Hội chợ việc làm tại huyện Quang Bình để giúp người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận việc làm bền vững
Các ngành cấp tỉnh tổ chức 10 Hội chợ việc làm tại 10 huyện với 13.477 người tham dự với 5.143 người đăng ký đi làm việc; tổ chức 197 hội nghị tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và giới thiệu việc làm thành công cho 2.233 người. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức 02 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp với 107 người tham gia; 05 Hội nghị tập huấn triển khai thu thập, cập nhật cập nhật, lưu trữ thông tin người lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn tỉnh.
Được biết, thực hiện Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững, theo hướng dẫn của Cục Việc làm, ngay từ đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hà Giang đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường mở các lớp dạy nghề; phát triển đa dạng hình thức giao dịch việc làm, tổ chức hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin thị trường lao động; tổ chức phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm để định hướng nghề nghiệp, giúp người lao động, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Qua đó, giúp họ có thêm cơ hội tiếp cận công việc phù hợp với khả năng của bản thân, tạo thu nhập cho gia đình, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, tính từ đầu năm 2024 đến ngày 10/12, Trung tâm đã tổ chức 209 Hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề, định hướng nghề nghiệp tại các xã, cụm xã với 13.909 người lao động tham gia, trong đó có hàng nghìn lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo tham gia, đạt 107% kế hoạch năm. Qua đó giới thiệu việc làm thành công cho 1.013 người, đạt 112,5 kế hoạch năm; trong đó có 03 người lao động đi làm việc có thời hạn theo hợp đồng tại Nhật Bản, 09 người đi Đài Loan, 09 người đi làm việc tại Hàn Quốc, 01 người lao động đi làm việc tại Rumani, 42 người đi Trung Quốc làm việc theo Thỏa thuận, đi du học theo hình thức vừa làm vừa học 05 người).
Có thể khẳng định, cùng với việc triển khai đồng bộ các chính sách, dự án/tiểu dự trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Hà Giang còn hỗ trợ hiệu quả việc cung cấp thông tin thị trường lao động cho người lao đông thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo có làm bền vững thông qua Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững.
Đến nay, hoạt động hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận việc làm bền vững ở Hà Giang đã được các cấp, các ngành, các địa phương quyết liệt vào cuộc, nhận được sự tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng, hệ thống chính trị và người dân, nhất là của chính các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Qua đó, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều 6%, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 55,04% vào cuối năm 2024; thu nhập bình quân tại huyện nghèo tăng từ 19,82 triệu đồng năm 2020 lên 25,05 triệu đồng vào cuối năm 2024; thu nhập bình quân hộ nghèo tại các huyện nghèo tăng từ 9,5 triệu đồng lên 14,25 triệu đồng...
Chí Tâm
Từ khóa:
hộ mới thoát nghèo
-
Tăng cường tập huấn nghiệp vụ phân tích dự báo về thị trường lao động góp phần giảm nghèo bền vững
20-12-2024 15:50 10
-
Cà Mau: Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, kết nối việc làm bền vững
17-12-2024 15:24 48
-
Huyện Tam Đường (Lai Châu): Đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động
18-12-2024 15:24 29
-
Thanh Hóa: Nhiều kết quả đáng ghi nhận từ dự án hỗ trợ việc làm bền vững
25-12-2024 11:43 30
-
Huyện Yên Bình (Yên Bái) tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động
25-12-2024 10:36 51
-
Hà Tĩnh xây dựng Sàn giao dịch việc làm hỗ trợ thông tin việc làm bền vững
15-12-2024 10:27 43
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00