Hà Nội: Trên 2.500 người dân tộc thiểu số miền núi được đào tạo nghề
(LĐXH) – Để tạo việc làm cho lao động nông thôn nói chung và người dân tộc thiểu số miền núi nói riêng, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã mở nhiều lớp đào tạo ngành nghề, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân.
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời, gắn việc rà soát, xác định danh mục nghề đào tạo với làm tốt công tác định hướng, tư vấn nghề cho người lao động nông thôn trong việc lựa chọn nghề, tham gia học nghề và giải quyết việc làm sau học nghề. Tính riêng từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn thành phố đã tổ chức dạy nghề 1.165 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho 40.405 người, trong đó: 61% nghề nông nghiệp và 39% nghề phi nông nghiệp. Trong tổng số học viên học nghề, có 2.568 học viên là người dân tộc thiểu số.
Đáng nói, sau học nghề, số người có việc làm đạt 85,6%, trong đó: 12,6% được doanh nghiệp tuyển dụng; 10,9% được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm; 75% tự tạo việc làm và 1,5% thành lập tổ hợp tác xã, doanh nghiệp.
Thành phố Hà Nội trên 2.500 người dân tộc thiểu số miền núi được đào tạo nghề tăng thu nhập
Huyện Chương Mỹ là một trong số những huyện đi đầu và áp dụng thành công mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Năm 2018, huyện đã tổ chức 50 lớp đào tạo nghề cho 1.750 lao động, trong đó có 1.120 chỉ tiêu nghề nông nghiệp và 630 chỉ tiêu nghề phi nông nghiệp. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Hoàng Minh Hiến: "Thực hiện mục tiêu 80% số lao động sau học nghề gắn với việc làm hoặc có việc làm mới, trước khi tổ chức lớp, huyện đã rà soát, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch trên địa bàn các xã, thị trấn. Để việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả cao nhất, huyện đã đẩy mạnh xây dựng nội dung, chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin cấp huyện và cấp xã. Đồng thời, huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp ở địa phương vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn. Huyện đã lựa chọn những cơ sở dạy nghề có đủ năng lực, uy tín để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt chất lượng". Bên cạnh đó, huyện cũng tổ chức các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp bằng cách kết hợp với một công ty may đào tạo nghề cho hơn 1.900 lao động; tổ chức các lớp học nghề mây tre đan cho người dân tại các làng nghề mây tre đan truyền thống để bảo tồn và phát triển làng nghề… Kinh tế phát triển giúp các hộ dân giảm nghèo bền vững, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
Tương tự, huyện Phú Xuyên cũng là địa bàn tổ chức tốt các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Năm 2018, huyện đã tổ chức 10 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp gồm: điện dân dụng, hàn điện, khảm trai, may công nghiệp, mây, giang đan cho 350 học viên và 15 lớp dạy trồng rau an toàn, kỹ thuật trồng rau và chăm sóc cây ăn quả, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, chăn nuôi thú y, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm cho 525 học viên. Để công tác đào tạo mang lại hiệu quả cao, huyện tiếp tục tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp giúp người lao động có nhận thức đúng đắn về học nghề, qua đó, thu hút người lao động, nhất là thanh niên tham gia học nghề để xây dựng nông thôn mới.
Đi đôi với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là người dân tộc thiểu số miền núi, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 2/1/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thông qua nhiều chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, đến nay, đã có 13 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô có làng nghề. Trong đó có 5 xã thuộc huyện Ba Vì được UBND thành phố công nhận làng nghề truyền thống.
Đối với các xã chưa có nghề, thành phố giao Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương) phối hợp với Phòng Kinh tế các huyện, UBND các xã để tổ chức truyền các nghề tiểu thủ công nghiệp như: Mây tre đan, may dân dụng, đan bèo tây, chổi chít,... Sau khi được truyền nghề, người lao động dân tộc thiểu số miền núi có thêm việc làm lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập.
Hà Giang
Từ khóa:
-
TP.HCM: Nhiều đầu việc mới đang đợi người tìm việc
27-12-2024 15:32 59
-
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
27-12-2024 14:48 08
-
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
27-12-2024 14:47 54
-
Nam Định: Khẳng định vị thế của Trung tâm Dịch vụ việc làm
27-12-2024 09:43 35
-
Xã Hành Đức: Nỗ lực kết nối việc làm cho người nghèo
19-12-2024 08:19 35
-
Huyện Đức Hoà (Long An) nỗ lực tìm kiếm giải pháp tạo việc làm ổn định cho người lao động
27-12-2024 08:12 22