Hải phòng tạo việc làm cho hơn 54 nghìn lượt lao động trong năm 2017
(LĐXH) - Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng, trong năm 2017, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 54.300 lượt lao động, đạt 102,45% kế hoạch năm và bằng 100,56% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, có 52.400 lượt lao động tìm được việc làm trong nước và 1.900 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Quỹ quốc gia về việc làm giải quyết cho 2.360 hộ, nhóm hộ vay vốn với số tiền trên 118 tỷ đồng, qua đó tạo việc làm cho trên 2.360 lao động.
Trong năm, sàn giao dịch việc làm thành phố tổ chức được 36 phiên giao dịch việc làm (trong đó có 03 phiên giao dịch vệ tinh lưu động tại huyện Thủy Nguyên, 01 phiên giao dịch vệ tinh lưu động tại quận Dương Kinh và 1 phiên việc làm dành cho đối tượng lao động từ Hàn Quốc trở về) với 1.211 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng 63.221 lao động, trong đó lao động nữ chiếm 27%. Tổng số lao động đến sàn và được tư vấn là 81.185 lượt người (gấp trên 1,28 lần nhu cầu tuyển dụng); trong đó có 18,6% được giới thiệu việc làm, đáp ứng 23,88% nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và 30,3% trong số đó đáp ứng được yêu cầu vòng sơ tuyển của doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã thực hiện quy định mức tiền lương tối thiểu vùng đối với người lao động theo Nghị định số 153/2016/NĐ-CP của Chính phủ; Kết quả khảo sát, điều tra tình hình lương, thưởng tại 100 doanh nghiệp cho thấy tiền lương năm 2017 đều tăng so với năm 2016, bình quân chung ước đạt gần 5,7 triệu đồng (bằng 107,29% so với năm 2016). Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là 350.749 người (trong đó BHXH bắt buộc là 341.230 người và BHXH tự nguyện là 9.519 người). Số lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp là 327.800 người, tăng 6,29% so với năm 2016.
Công tác đào tạo nghề cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến hết năm 2017, tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp và có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố là 69 đơn vị. Trong năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đào tạo nghề nghiệp cho 50.500 học viên, đạt 104% kế hoạch năm, trong đó có 3.750 học viên trình độ cao đẳng; 4.550 trình độ trung cấp; 42.200 học viên trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên. Thành phố cũng hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho 2.078 lao động nông thôn và hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại theo quy định. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 78%, đạt 100% kế hoạch năm và tăng 2% so với năm 2016, trong đó qua đào tạo nghề là 55,5% và tỷ lệ lao động có chứng chỉ trở lên đạt 32%./.
Nguyễn Hiền
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48