Hiệu quả bước đầu của mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm ở Vĩnh Long
(LĐXH) – Sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình “hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, CLB người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và giảm hại, phòng chống bạo lực giới” tại thành phố Vĩnh Long đã mang lại hiệu quả bước đầu. Góp phần kết nối các dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người mại dâm thông, tư vấn hỗ trợ tâm lý, tổ chức học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vốn sinh kế giúp người bán dâm tự tin hòa nhập cộng đồng.
Năm 2019, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Vĩnh Long đã thực hiện thí điểm mô hình “hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, CLB người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và giảm hại, phòng chống bạo lực giới” tại địa bàn Thành phố Vĩnh Long.
Mục tiêu của kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng quản lý, kết nối các dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người mại dâm thông qua các hoạt động quản lý đối tượng, tư vấn hỗ trợ tâm lý, tổ chức học nghề, tạo việc làm, vay vốn, lao động sản xuất, duy trì sinh hoạt trong các câu lạc bộ, mô hình phòng, chống mại dâm.
Đối tượng của mô hình là người bán dâm hoàn lương; người bán dâm đang hoạt động trên địa bàn; người bán dâm thường trú tại địa bàn thí điểm… Thành phố Vĩnh Long được chọn để triển khai thí điểm mô mình.
Các hoạt động chính của mô hình gồm: Thiết lập, duy trì và phát triển thành viên nhóm đồng đẳng, câu lạc bộ của người bán dâm; Kết nối với các đơn vị cung cấp địch vụ và huy động sự ủng hộ của các cơ quan thi hành pháp luật cho hoạt động của nhóm; Tổ chức các hoạt động truyền thông về giảm tác hại và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Tổ chức thực hiện các can thiệp, giảm hại và kết nối dịch vụ xã hội ở cộng đồng: Tập huấn kỹ thuật cho việc triển khai xây dựng mô hình…
Thời gian qua, mô hình đã thực hiện hỗ trợ thiết lập, duy trì phát triển thành nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ người bán dâm trong việc, tiếp cận, tư vấn hỗ trợ người bán dâm, người có nguy cơ cao trong sử dụng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại trên địa bàn với 10 gồm người: ban chủ nhiệm 03 người, tiếp cận viên 07 người. Ban chủ nhiệm điều hành, vận động, tổ chức sinh hoạt nhóm và phát triển thành viên nhóm khu vực trong địa bàn và các khu vực lân cận giúp người bán dâm cùng nhau sinh hoạt chung vào mô hình.
Để củng cố hoạt động của ban chủ nhiệm và có những nội dung mới trong sinh hoạt và cách tổ chức hoạt động linh hoạt hơn, ban chủ nhiệm tham gia 04 lớp tập huấn . kiến thức pháp luật, các kỹ năng lập bản đồ và kỹ năng truyền thông, tư vấn cho người bán dâm đã bị xử lý vi phạm hành chính; người bán dâm hoàn lương; người bán dâm đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; người có nguy cơ cao đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ tại cộng đồng và nâng cao kiến thức, kỹ năng về tư vấn tiếp cận do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp cùng Trung tâm Tương Lai tổ chức.
Định kỳ 02 lần trong tháng thành viên nhóm họp đánh giá rút kinh nghiệm cho việc tiếp cận trong thời gian tới được tốt hơn, thu hút được thành viên mới tham gia và cũng tạo nên sự an tâm tin tưởng cho những thành viên, những đồng đẳng mới tham gia mô hình. Từ cuối năm 2019 đến nay, mô hình tiếp cận được 70 người bán dâm, tư vấn về tác hại của tệ nạn mại dâm và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục và cách phòng trách.
Ngoài ra, ban chủ nhiệm mô hình lồng ghép trong thời gian sinh hoạt phát tờ rơi tuyên truyền kiến thức về sức khỏe sinh sản; tình dục an toàn và điều trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phát 5.000 tờ rơi, 500 cuốn sổ tay các thông tin liên quan đến các đơn vị cung cấp dịch vụ can thiệp giảm hại; thông tin hỗ trợ can thiệp giảm tác hại về phòng, chống bạo lực giới trong công tác phòng, chống mại dâm; phiếu tiếp cận, phiếu chuyển gửi cấp phát cho nhóm đồng đẳng để tư vấn chuyển gửi dịch vụ can thiệp giảm hại cho thành viên nhóm để làm tài liệu tuyên truyền.
Đây là mô hình thực hiện thí điểm đầu tiên trên địa bàn tỉnh, bước đầu mô hình đã mang lại một số kết quả khả quan trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới. Tin rằng, mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm sẽ là cánh tay nối dài cho các cơ quan trong việc tiếp cận hỗ trợ người bán dâm và cũng là địa chỉ an toàn giúp chị em cùng sinh hoạt, chia sẻ và tạo động lực niềm tin cho nhau cùng phấn đấu vượt lên chính mình.
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long cũng tích cực triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống tệ nạn mại dâm. Trong năm 2019, tỉnh Vĩnh Long xây dựng và triển khai nhiều kế hoạch tuyên truyền, vận động đẩy lùi tệ nạn mại dâm. Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm 178 tỉnh đã xây dựng 20 kế hoạch kiểm tra, triệt xóa tụ điểm, kiểm tra hành chính, khảo sát địa bàn các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, thực hiện 24 báo cáo và chuyển 4 công văn đề nghị cơ quan chuyên môn có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Bên cạnh đó, còn tiến hành tổ chức các lớp tuyên truyền về phòng, chống mại dâm năm 2019 tại các đơn vị: trường Đại học Cửu Long, Đại học xây dựng Miền Tây, Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, Cao đẳng nghề Vĩnh Long và công đoàn các khu công nghiệp; số lượng tổ chức 14 lớp với 3.700 sinh viên và công nhân tham dự. Xây dựng dự thảo Quyết định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ đối với các mô hình phòng, chống mại dâm theo Khung định mức kinh tế - kỹ thuật hỗ trợ xây dựng thí điểm các mô hình hỗ trợ người bán dâm.
Đội kiểm tra liên ngành 178 phối hợp với phòng cảnh sát hình sự, phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - công an tỉnh và Công an huyện Tam Bình, Công an thị xã Bình Minh đã tổ chức 8 cuộc triệt xóa tại 8 cơ sở kinh doanh dịch vụ có liên quan đến hoạt động mại dâm. Kết quả bắt quả tang 8 cặp nam nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm. Đội chuyển 12 hồ sơ sang Công an huyện Tam Bình và thị xã Bình Minh, Công an huyện Long Hồ, Công an huyện Bình Tân và Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh xử lý theo thẩm quyền thẩm quyền.
Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, mại dâm trong tình hình mới, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành văn bản chỉ đạo việc tăng cường công tác phòng, chống ma túy; cai nghiện ma túy và kiểm soát ma túy, trong đó, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống ma túy, kết hợp giữa truyền thông đại chúng với tuyên truyền trực tiếp; xác định đúng đối tượng để đề ra nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả.../.
Minh Hưng
Từ khóa:
-
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)
23-11-2024 18:50 59
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
LC Foods nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương tới trẻ em nghèo
22-11-2024 18:20 22
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
21-11-2024 11:06 29
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
-
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
20-11-2024 14:36 55