Hội đồng tiền lương Quốc gia chốt đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022
(LĐXH)- Các thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia đã thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp và bỏ phiếu chốt đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 đến hết ngày 31/12/2023 với mức tăng 6,0%.
Ngày 12/4, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia Lê Văn Thanh đã chủ trì phiên họp thứ hai của Hội đồng tiền lương Quốc gia để thống nhất đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đã thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp, sau đó bỏ phiếu chốt phương án tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022 đến hết ngày 31/12/2023 với mức tăng 6,0%.
Trao đổi với báo chí ngay sau cuộc họp, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết: Sau nhiều giờ đàm phán và bỏ phiếu, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng. Về thời gian, lương tối thiểu vùng sẽ được đề xuất tăng từ 1/7/2022 tới 31/12/2023. So với kỳ vọng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức đề xuất tăng chưa đạt được nhưng đó cũng là sự đồng thuận, ủng hộ của người lao động trước những khó khăn của doanh nghiệp. Bởi lẽ, mức kỳ vọng lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng từ 1/7/2022 với mức từ 7 - 8%.
Ông Ngọ Duy Hiểu, giải thích: Theo thông lệ, trước đây, tăng lương tối thiểu vùng thường được thực hiện từ ngày 1/1 của năm kế tiếp. Nhưng lần này, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt thời gian điều chỉnh lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022. Tuy nhiên, gần 2 năm qua, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 người lao động không được tăng lương. Đến nay, kinh tế đã được phục hồi và phát triển tốt, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, do đó các bên thấy cần thiết phải tăng lương cho người lao động. Việc tăng lương lúc này là kịp thời để hỗ trợ, giúp người lao động vượt qua khó khăn và là động lực giúp họ nâng cao năng suất lao động, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
“Hội đồng tiền lương Quốc gia hoạt động với nguyên tắc đồng thuận, đã thống nhất, đồng ý rất cao. Cụ thể, 17 thành viên trong Hội đồng đồng ý với mức điều chỉnh tăng lương tối thiểu 6,0%. Có 2 phiếu không đồng ý với điều chỉnh về mốc thời gian 1/7/202, mong muốn đề nghị điều chỉnh từ 1/1/2023; còn 15 phiếu nhất trí với mốc tăng từ 1/7/2022.”- ông Hoàng Quang Phòng, chia sẻ.
Như vậy, với mức đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022, mức lương tối thiểu vùng ở 4 vùng (nếu được thông qua) sẽ lần lượt tăng thêm như sau: Vùng 1 tăng thêm 260.000 đồng, Vùng 2 tăng thêm 240.000, Vùng 3 tăng thêm210.000, Vùng 4 tăng thêm 180.000 đồng.
Việc thực hiện tiền lương tối thiểu vẫn đang được thực hiện theo quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Hỗ trợ việc làm bền vững, hướng tới mục tiêu giảm nghèo tại thành phố Thái Nguyên
22-12-2024 21:37 20
-
Huyện Si Ma Cai (Lào Cai): Nhiều giải pháp hỗ trợ việc làm cho lao động nghèo
21-12-2024 19:25 34
-
Lạng Sơn: Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến
21-12-2024 19:25 29
-
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
12-12-2024 15:47 00
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
06-12-2024 15:35 46
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
03-12-2024 15:23 59
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00