Huyện Phú Bình: Đa dạng các hình thức hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động
(LĐXH) - Thực hiện Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững của Dự án 4. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) đang triển khai quyết liệt nhằm hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm và sinh kế bền vững.
Ngày hội việc làm huyện Phú Bình năm 2024 thu hút nhiều đơn vị, doanh nghiệp tham gia
Từ nguồn vốn được phân bổ, huyện Phú Bình đã tổ chức các Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp; hội nghị tuyên truyền, giới thiệu việc làm tại xã, thị trấn, thôn bản; hội nghị tập huấn thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin về người lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tập huấn điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động; in ấn, cấp phát phiếu thu thập thông tin người lao động, phiếu điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động. Qua đó giúp người lao động tiếp cận cơ hội tìm kiếm được việc làm phù hợp, tăng thu nhập.
Cùng với đó, Phú Bình quan tâm định hướng, giới thiệu việc làm cho lao động tại các công ty, doanh nghiệp. Hàng năm, UBND huyện giao phòng chuyên môn tăng cường thông tin thị trường lao động trên Cổng thông tin điện tử huyện, hệ thống truyền thanh và trang mạng xã hội của các hội, đoàn thể. Đồng thời phối hợp với các sở, ngành chuyên môn tổ chức ngày hội việc làm, kết nối khởi nghiệp và phiên giao dịch việc làm lưu động.
Tính riêng trong năm 2024, huyện đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024 tại Trường THPT Điềm Thụy với sự tham gia của trên 900 cán bộ, giáo viên, học sinh khối 11 và 12 của Nhà trường và 20 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh trên 8.000 người; tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn tuyển sinh khởi nghiệp tại Trường THPT Lương Phú, với sự tham gia của trên 1.700 học sinh và 25 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo. Thông qua các hoạt động trên đã kết nối cung – cầu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, huyện cũng quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông. Đường xá thuận lợi cùng với số lượng lao động từ nhiều địa phương về Phú Bình làm việc tăng nhanh đã mở ra cơ hội phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ như: cửa hàng ăn uống, cho thuê nhà, tạp hóa... Toàn huyện hiện có gần 9.500 cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm, thủy sản. Cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực đã giúp nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn huyện.
Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực là do huyện Phú Bình đã triển khai đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Một trong những giải pháp được chú trọng là quy hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Đến nay, huyện đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị lập quy hoạch 6 khu công nghiệp, 8 cụm công nghiệp. Trong đó, Cụm công nghiệp Kha Sơn và Khu công nghiệp Điềm Thụy đã đi vào hoạt động, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Đơn cử như tại Cụm công nghiệp Kha Sơn, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG đang tạo việc làm ổn định cho gần 5.000 lao động.
Chị Dương Thị Thủy, xóm Dinh, xã Bảo Lý, cho biết: Trước đây, thu nhập chính của tôi từ làm ruộng. Tính ra, mỗi vụ canh tác 1 mẫu ruộng trong thời gian 4 tháng, tôi thu được khoảng 12 triệu đồng, chưa trừ chi phí đầu tư. Để nâng cao thu nhập, bắt đầu từ giữa năm 2023, tôi đã cho thuê ruộng, chỉ giữ lại 2 sào để cấy lúa phục vụ nhu cầu của gia đình. Phần lớn thời gian, tôi đi làm tại cửa hàng kinh doanh sản phẩm của trẻ em với mức lương 5 triệu đồng/tháng.
Chị Dương Thị Hòa, xóm Đoàn Kết, xã Xuân Phương, chia sẻ: Kể từ năm 2011, khi Khu công nghiệp Điềm Thụy đi vào hoạt động, tôi đã tìm được việc làm tại Công ty Hadanbi Vina. Hiện, mức lương của tôi dao động từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng, tùy khối lượng công việc.
Để tạo việc làm cho lao động địa phương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã liên kết với các trung tâm, trường dạy nghề, doanh nghiệp… trong và ngoài tỉnh tổ chức các lớp đào tạo các nghề: Chăn nuôi, trồng trọt, sửa chữa máy nông nghiệp, sử dụng thuốc thú y… cho người lao động. Đồng thời, phối hợp các xã, thị trấn tuyên truyền chính sách về lao động, giáo dục hướng nghiệp để người dân được biết và tham gia học nghề…
Trong năm 2025, huyện Phú Bình tiếp tục phối hợp và giới thiệu các công ty tuyển dụng lao động trong nước và ngoài nước; Tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách lao động, việc làm cho các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn; Khảo sát, đánh giá nhu cầu học nghề của người dân, từ đó phân loại đối tượng để đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường. Qua đó, phấn đấu giảm tỷ hộ 0,5%. Triển khai thực hiện các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025.../.
Thu Hương
Từ khóa:
-
Nhịp sống Hà Nội trong đêm giá rét 10 độ C
16-01-2025 15:55 18
-
Nhiều cơ hội việc làm cho lao động tại Phần Lan
16-01-2025 07:52 53
-
Hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm ở Thái Nguyên
15-01-2025 19:46 48
- Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Thêm nhiều chính sách cho lao động kỹ năng đặc định làm việc tại tỉnh Mie (Nhật Bản)
- Năm 2025: Định hướng và giải pháp của Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long tong thực hiện nhiệm vụ về bảo hiểm thất nghiệp
- Vĩnh Long: Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền hướng dẫn chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
-
Sơn La: Hơn 22 nghìn lao động được giải quyết việc làm
13-01-2025 12:22 20
-
Tiếp viên hàng không bỏ nghề về nuôi lợn kiếm tiền khủng
11-01-2025 08:31 28
-
Đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
03-01-2025 12:03 18