Kiên Giang gắn đào tạo nguồn nhân lực với chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội
(LĐXH) - Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Kiên Giang chủ trương gắn đề án đào tạo nguồn nhân lực với quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, vùng, lĩnh vực và địa phương, đồng thời, đào tạo phải phù hợp với từng trình độ cụ thể biến kỹ năng trở thành một lợi thế để nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, tăng năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Quy mô tuyển sinh giai đoạn 2016 – 2020 là 128.000 người, trong đó trình độ cao đẳng 3.150 người, trung cấp 8.000, sơ cấp 46.500 và đào tạo thường xuyên là 70.350 học viên. Đặc biệt, tỉnh sẽ tập trung nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo nghề ở trình độ cao, nhằm tăng năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, yêu cầu hội nhập và thu hút nhà đầu tư… Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh cùng các sở, ban ngành tham mưu, chỉ đạo, ban hành các cơ chế chính đẩy mạnh và phát triển xã hội hóa mạng lưới giáo dục nghề nghiệp và điểm nhấn là năm 2017, Kiên Giang đã đưa vào hoạt động Trường trung cấp nghề Việt – Hàn – Phú Quốc tại huyện Phú Quốc do Tập đoàn Teawang (Hàn Quốc) tài trợ (tổng vốn 10 triệu USD), Trường đào tạo của Tập đoàn giáo dục KinderWold (Singapore) và một số trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập tại thành phố Rạch Giá, huyện Châu Thành và các địa phương khác.
Đến hết năm 2020, toàn tỉnh dự kiến có 33 trường, cơ sở có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (tăng 5 cơ sở so với năm 2015), điều chỉnh quy hoạch mạng lưới hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng phát triển mỗi huyện, thị đều có Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên. Đẩy mạnh đầu tư thành lập và đưa vào hoạt động hệ thống các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp thuộc tổ chức đoàn thể và của các Sở, ngành cấp tỉnh…
Bên cạnh đó, Kiên Giang chú trọng tuyển mới, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo đạt chuẩn theo quy định, tính đến thời điểm này, tỷ lệ nhà giáo/sinh viên, học sinh đạt 1/20; có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo; chuẩn ngoại ngữ, tin học và chuẩn kỹ năng nghề; 50% nhà giáo tại các Trường cao đẳng và 20% nhà giáo tại các Trường trung cấp có trình độ sau đại học. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các Trung tâm khuyến nông– khuyến ngư và nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy cho lao động nông thôn.
Với mục tiêu, tiếp tục phấn đấu thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn bình quân 12.000 người/năm, trong đó: Lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp là 25.648 người, phi nông nghiệp là 34.352 người; sau đào tạo tỷ lệ lao động có việc làm mới hoặc làm việc cũ có thu nhập cao hơn đạt từ 76% - 85%. Đến cuối năm 2020, đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; hình thành đội ngũ lao động có tay nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh;đào tạo nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội…
NHB
Từ khóa:
-
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
22-11-2024 18:20 44
-
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
12-11-2024 16:08 19
-
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
22-11-2024 14:08 51
-
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
08-11-2024 17:15 06
-
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
08-11-2024 12:50 35
-
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
08-11-2024 10:45 47