Kiên Giang ưu tiên về giáo dục nghề nghiệp hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
(LĐXH) - Những năm qua, công tác đào tạo và quản lý GDNN ở Kiên Giang từng bước ổn định, đi vào chiều sâu. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến công tác đào tạo cho lao động đang làm việc và tuyển chọn lao động qua đào tạo vào làm việc; công tác giải quyết việc làm sau đào tạo đã từng bước khởi sắc.
Mặc dù trong công tác tuyển sinh ở Kiên Giang đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhưng phần lớn là nhờ các Trường ngoài tỉnh liên kết đào tạo trong tỉnh; riêng đối với một số Trường cao đẳng, trung cấp thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh đạt thấp, cá biệt có một số Trường tuyển sinh chỉ đạt 50% so với Quyết định phân bổ chỉ tiêu của UBND tỉnh. Mặt khác, các Trường cao đẳng chưa tích cực tham gia đào tạo nghề cho LĐNT, đào tạo cho lao động có tay nghề làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp...
Trên thực tế, một số địa phương chưa làm tốt việc khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT từ đó chưa phát huy việc đào tạo gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động; nhiều nơi chưa xây dựng kế hoạch để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ, nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Chưa lồng ghép một cách đồng bộ, có hiệu quả giữa Đề án đào tạo nghề cho LĐNT với các Đề án, Dự án khác có liên quan như: Đề án đào tạo nghề cho Bộ đội xuất ngũ, Đề án xây dựng xã nông thôn mới, Đề án vay vốn giải quyết việc làm... Sau đào tạo vẫn còn một bộ phận lao động nông thôn không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng không đúng với ngành nghề đã học.
Thêm vào đó, một số Trường cao đẳng, trung cấp chưa chủ động, sáng tạo trong tuyển sinh; tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao, công tác phân luồng hiệu quả kém. Một số trường thuộc hệ thống chuyên nghiệp trước đây không đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhiều nhà giáo chưa đạt chuẩn quy định; đặc biệt là chuẩn kỹ năng nghề, trang thiết bị và xưởng thực hành chưa đảm bảo. Tại những địa phương không có nhiều doanh nghiệp hoạt động gây ra sự khó khăn cho các cơ sở đào tạo khi áp dựng tiêu chí đáp ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp và công tác giải quyết việc làm không đạt chỉ tiêu đề ra.
Nguyên nhân có thể xác định một phần là do một số ban, ngành và địa phương chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt các giải pháp đã được đề ra và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Năng lực chỉ đạo điều hành còn hạn chế, việc cụ thể hóa Nghị định, Thông tư của Trung ương; Nghị quyết, Chương trình hành động của tỉnh tại một số nơi còn lúng túng. Việc phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương chưa tốt, chưa chặt chẽ, việc lồng ghép các Chương trình, dự án còn hạn chế, phát huy hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết, báo cáo đôi khi chưa thường xuyên và kịp thời. Ngoài ra, về phía cơ sở GDNN chưa năng động trong xây dựng và hiệu chỉnh chương trình, giáo trình theo quy định, từ đó chưa đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; một số cơ sở tập trung đào tạo các ngành, nghề đào tạo có thu nhập cao, chạy theo lợi nhuận không quan tâm hoạt động của những ngành nghề khác, từ đó công tác tuyển sinh không đạt chỉ tiêu.
Công tác dự báo phát triển ngành nghề ở thời kỳ phát triển công nghiệp 4.0 tại nhiều cơ sở GDNN còn hạn chế, từ đó chưa định hướng để tập trung đào tạo đón đầu và trong tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trong lựa chọn ngành, nghề đào tạo. Trình độ học vấn của lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn còn thấp, tác phong làm việc và việc ý thức chấp hành nội quy, quy chế, kỹ luật của lao động trong tỉnh khi làm việc tại các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, là rào cản trong công tác giải quyết việc làm.
Để giải quyết những khó khăn vướng mắc trên, Kiên Giang đã đề ra nhiều nội dung, phương hướng cũng như những giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các bên, đồng thời chủ động phân bổ nguồn lực hợp lý cho giáo dục đào tạo, trong đó có ưu tiên về giáo dục nghề nghiệp hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở địa phương./.
NHB
Từ khóa:
-
Quảng Trị tập trung thực hiện Tiểu dự án về hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình giảm nghèo
12-12-2024 17:10 28
-
An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động
28-12-2024 17:05 13
-
Long An: Đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động giải quyết việc làm cho lao động địa phương
28-12-2024 17:03 45
-
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
27-12-2024 14:48 08
-
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
27-12-2024 14:47 54
-
Đồng Tháp: Tăng cường các hoạt động sàn giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc trong và ngoài nước
22-12-2024 14:31 15