Xã hội
Kon Tum: Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
03:14 PM 15/07/2024
(LĐXH)_ Theo báo cáo của UBND tỉnh Kon Tum, tính đến cuối năm 2023 hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn nghèo quốc giai đoạn 2022 - 2025 là 10.220 hộ, chiếm tỷ lệ 6,84%; trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số là 9.716 hộ, chiếm 95,06% so với tổng số hộ hộ nghèo toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,19%/năm, đạt 104,75% so với kế hoạch giao. Tổng số hộ cận nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo là 6.568 hộ, chiếm tỷ lệ 4,39%, trong đó 5.867 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, năm 2024, Kon Tum được phân bổ 164,87 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo. Trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển là 147.106 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 17.764 triệu đồng để đầu tư xây dựng 23 công trình. Trong đó có 8 công trình đầu tư mới và 12 công trình chuyển tiếp20 được triển khai trên địa bàn 03 huyện nghèo. Đồng thời, có 27 công trình được duy tu bảo dưỡng từ nguồn vốn sự nghiệp. Các công trình được đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng nhằm phục vụ trực tiếp cho sản xuất và dân sinh, đáp ứng nhu cầu của người dân hưởng lợi, ưu tiên các công trình có nhiều người hưởng lợi là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, phụ nữ.
Mô hình trồng cà phê giúp bà con ở Đăk Gley thoát nghèo hiệu quả
Viện triển khai các dự án đa dang hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Năm 2024, toàn tỉnh được phân bổ 45.881 triệu đồng để phân bổ cho các địa phương trong tỉnh. Đã có 19 mô hình giảm nghèo, dự án phát triển sản xuất có gắn với quy hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu của từng địa phương. Đa số các địa phương đều triển khai thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng. Cụ thể, Huyện Ia H’Drai xây dựng và phát triển 03 dự án nuôi bò sinh sản; huyện Ngọc Hồi triển khai thực hiện dự án tại 05 xã; huyện Đăk Hà xây dựng 10 dự án đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo; huyện Kon Rẫy triển khai 03 dự án của 02/7 xã, thị trấn thực hiện hỗ trợ bò sinh sản, hỗ trợ cây mắc ca, sầu riêng; huyện Sa Thầy đã thực hiện 03 dự án của 02 xã.
Triển khai Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuát và cải thiện dinh dưỡng, Kon Tum được phân bổ 18.967 triệu đồng, trong đó phân bổ cho Sở Nông nghiệp và PTNT 379 triệu đồng; các huyện, thành phố là 18.558 triệu đồng. Hiện nay các huyện, thành phố đã thực hiện phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương để triển khai, thực hiện. Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã xây dựng và triển khai thực hiện 65 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, Huyện Đăk Hà xây dựng 12 dự án. Huyện Ia H’drai triển khai 01 dự án. Huyện Kon Rẫy triển khai 02 dự án. Huyện Sa Thầy thực hiện 01 dự án của 01 xã. Huyện Ngọc Hồi: triển khai thực hiện dự án tại 03 xã, thị trấn. Các huyện, thành phố còn lại đang thực hiện khâu thẩm định, phê duyệt dự án.
Hoạt động tăng cường việc tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo trên toàn tỉnh: Tổng số trẻ dưới 5 tuổi được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng là 139 trẻ. Tổng số phụ nữ có thai được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng trên địa bàn 3 huyện nghèo là 475 người. Tổng số bà mẹ có con dưới 5 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được tư vấn dinh dưỡng là 10.993 người. Số trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được theo dõi và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng là 710 trẻ.
Mô hình thí điểm trồng sâm dây nhằm giúp bà con thoát nghèo
Tổ chức giám sát triển khai Chiến dịch uống bổ sung vitamin A liều cao tại 05 huyện. Cùng với đó, duy trì thường xuyên công tác theo dõi cân nặng, chiều cao, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tăng trưởng của trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được cân, đo ít nhất 3 tháng/lần đạt 95,8%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi được theo dõi tình trạng dinh dưỡng hàng tháng đạt 99,7%. Tiếp nhận và cấp phát đa vi chất cho phụ nữ mang thai trên địa bàn 3 huyện nghèo là 475/550 tỷ lệ bao phủ đạt 86,4%. Tổ chức truyền thông, tư vấn, nói chuyện chuyên đề hưởng ứng ngày vi chất dinh dưỡng cho 360 bà mẹ tại 03 xã thuộc huyện Ia H’Drai...; Tổ chức 50
buổi hướng dẫn trình diễn thức ăn dựa trên các sản phẩm/thực phẩm sẵn có tại địa phương với 1.045 người tham dự. Tổng số trẻ em từ 5 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng là 721 trẻ. Tổng số trẻ em từ 5 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được tư vấn dinh dưỡng là 6.982 trẻ...
Có thể nói, việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tại các địa phương đã tạo điều kiện, cơ hội cho người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt kế hoạch đề ra; Tỷ lệ giảm nghèo tại các huyện nghèo đạt và vượt kế hoạch được giao.
Hà Giang
Từ khóa: