Kontum: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp gỡ khó cho người lao động
(LĐXH) - Năm 2020, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh Kontum đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhằm tạo điều kiện tốt nhất để họ sớm trở lại thị trường. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch covid -19, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã (BHTN) đã thực sự giúp người lao động có nguồn tài chính để vượt qua khó khăn.
Trước ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 gây ra, nhiều doanh nghiệp trong cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng phải thu hẹp sản xuất, tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể doanh nghiệp, cắt giảm nhân công, số lượng người lao động thiếu hoặt mất việc làm tăng cao… đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi các ngành chức năng, chính quyền và doanh nghiệp cùng vào cuộc tháo gỡ, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động.
Việc triển khai các hoạt động giao dịch việc làm trực tiếp cho người lao động cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là những thời điểm cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội. Để giúp người lao động trên địa bàn toàn tỉnh nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tích cực phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) các huyện thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm bằng hình thức gián tiếp, phù hợp như tư vấn qua điện thoại, gửi thông tin qua email, đăng tải thông tin trên website, facebook, zalo của Trung tâm, phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh...; nhằm giúp người lao động nắm bắt thông tin thị trường lao động, lựa chọn, tìm được việc làm phù hợp.
Việc triển khai các hoạt động giao dịch việc làm trực tiếp cho người lao động cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là những thời điểm cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội. Để giúp người lao động trên địa bàn toàn tỉnh nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tích cực phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) các huyện thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm bằng hình thức gián tiếp, phù hợp như tư vấn qua điện thoại, gửi thông tin qua email, đăng tải thông tin trên website, facebook, zalo của Trung tâm, phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh...; nhằm giúp người lao động nắm bắt thông tin thị trường lao động, lựa chọn, tìm được việc làm phù hợp.
Năm 2020, Trung tâm đã đăng 532 lượt tin, bài về thông báo tuyển dụng lao động, bản tin vị trí việc làm trống, chế độ, chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động, việc làm - xuất khẩu lao động và hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm lên trang thông tin điện tử, facebook, zalo…; cung cấp trên 20.100 lượt thông tin thị trường lao động qua hộp thư điện tử cho các tổ chức, cộng tác viên về việc làm ở xã phường, thị trấn… tập trung chủ yếu vào công tác tuyên truyền, vận động người lao động chưa có việc làm tìm hiểu ngành nghề, lựa chọn được việc làm phù hợp, tăng 19,2% so với cùng kỳ. Cùng với đó, đơn vị còn tiến hành thực hiện công tác khảo sát thu thập, cập nhật thường xuyên thông tin về nhu cầu sử dụng, tuyển dụng lao động trong năm của 209 doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh. Cụ thể, có 137 lượt doanh nghiệp tuyển dụng, với hơn 7.380 việc làm trống ở nhiều ngành, nghề khác nhau. Nhờ triển khai nhiều giải pháp tích cực, Trung tâm đã giới thiệu, cung ứng cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh 559 lượt người, đạt 101,6% kế hoạch năm 2020; trong đó 353 lao động được giới thiệu làm việc tại tỉnh Bình Dương.
Trong năm qua, Trung tâm đã tư vấn giới thiệu việc làm cho 1.733 lượt/1.650 lượt lao động (đạt 105%); giới thiệu, cung ứng 559 lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; xuất khẩu lao động cho 135 lượt người… Phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên các huyện Ngọc Hồi, Kon Plông mở 2 văn phòng đại diện của đơn vị trên địa bàn; làm việc với Bảo hiểm xã hội tỉnh để ban hành quy trình phối hợp thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp được phép hoạt động xuất khẩu lao động đã cố gắng kết nối, phối hợp với Trung tâm tiếp tục tư vấn, duy trì và hỗ trợ cho 100 lao động xuất cảnh làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 100% kế hoạch.
Xác định bảo hiểm thất nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho người lao động khi mất việc làm được nhận những hỗ trợ thiết thực để đảm bảo cuộc sống, Kontum đã triển khai nhiều giải pháp để giải quyết việc làm, ổn định đời sống, thu nhập cho người lao động; giảm tỷ lệ người lao động mất việc làm hưởng trợ cấp thất nghiệp và thực hiện tốt các vấn đề an sinh xã hội. Trong năm 2019, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số doanh nghiệp, đơn vị tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, nên số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng mạnh so với năm 2019. Tính đến cuối năm 2020, có 1.797 người nộp hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tăng 12,10% so với cùng kỳ. Trong đó, ra quyết định trợ cấp cho 1.759 lượt người với kinh phí trên 24,8 tỷ đồng; hủy quyết định của 34 người; chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có việc làm, có lương hưu cho 208 người; hỗ trợ học nghề cho 65 người; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 9.840 lượt người. Riêng trong tháng 1/2021, có 118 lượt người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó, có 81 người có quyết định hưởng trợ cấp; 126 người được tư vấn giới thiệu việc làm; 06 người được giới thiệu việc làm mới.
Đặc biệt, nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên, góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định đời sống kinh tế xã hội địa phương, Trung tâm DVVL tỉnh phối hợp với Trung tâm hỗ trợ thanh niên và huyện đoàn Kon Rẫy tổ chức Diễn đàn "Thanh niên khởi nghiệp" năm 2021 với sự tham gia của 150 đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện. Tại Diễn đàn, các bạn đoàn viên thanh niên được trao đổi, thảo luận những vấn đề khởi nghiệp như: Sự phát triển của các đơn vị khởi nghiệp sáng tạo; cách thức tiếp cận các nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ Ngân hàng CSXH, Ngân giải pháp trong khâu sản xuất chế biến kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời được chia sẻ kiến thức kinh nghiệm thành công và rủi ro trong khởi nghiệp; hướng dẫn các kỹ năng nắm bắt cơ hội trong kinh doanh, phương thức tìm hiểu thị trường; hướng dẫn xây dựng kế hoạch quảng bá, maketing, phát triển sản phẩm đồng thời nêu lên những khó khăn của các đơn vị khởi nghiệp...
Năm 2021, Trung tâm DVVL tỉnh đề ra mục tiêu tư vấn việc làm, học nghề, tư vấn về chính sách, pháp luật cho 1.700 lượt người; Giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển dụng 560 lượt người cho các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; xuất khẩu lao động 100 lượt người. Tổ chức thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động; 100% người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ BHTN được tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề và giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định.
Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường kết nối giữa các Trung tâm DVVL trong nước; tổ chức Hội nghị triển khai công tác GDNN gắn với giải quyết việc làm năm 2021, tổ chức Ngày việc làm; các chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động cho người lao động và người sử dụng lao động; tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động...
Khảo sát, thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, XKLĐ, chế độ BHTN. Đồng thời, trình cấp có thẩm quyền bổ sung số lượng người làm việc cho Trung tâm; thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum cho biết, để góp phần thúc đẩy thị trường lao động đi đúng hướng, Trung tâm DVVK tỉnh KonTum cũng đã kiến nghị cần có giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh tạo uy tín, thương hiệu, phát triển bền vững; phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, tay nghề cho người lao động, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, có chính sách tiền lương, phúc lợi phù hợp để thu hút lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đáp ứng với nhu cầu chuyên môn, kỹ năng làm việc của nhà tuyển dụng; gắn kết chặt chẽ các doanh nghiệp; Trung tâm DVVL trong định hướng nghề nghiejp, kỹ năng tìm việc, làm việc cho HSSV và đòa tạo ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
Cùng với đó, lựa chọn ngành nghề phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường như trang bị kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học để chủ động tham gia và thị trường lao động, đặc biệt là lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn; tích cực, chủ động học nghề tìm việc làm, thu nhập ổn định nhằm nâng cao đời sống gia đình, góp phần giải quyết việc làm và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong năm qua, Trung tâm đã tư vấn giới thiệu việc làm cho 1.733 lượt/1.650 lượt lao động (đạt 105%); giới thiệu, cung ứng 559 lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; xuất khẩu lao động cho 135 lượt người… Phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên các huyện Ngọc Hồi, Kon Plông mở 2 văn phòng đại diện của đơn vị trên địa bàn; làm việc với Bảo hiểm xã hội tỉnh để ban hành quy trình phối hợp thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp được phép hoạt động xuất khẩu lao động đã cố gắng kết nối, phối hợp với Trung tâm tiếp tục tư vấn, duy trì và hỗ trợ cho 100 lao động xuất cảnh làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 100% kế hoạch.
Xác định bảo hiểm thất nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho người lao động khi mất việc làm được nhận những hỗ trợ thiết thực để đảm bảo cuộc sống, Kontum đã triển khai nhiều giải pháp để giải quyết việc làm, ổn định đời sống, thu nhập cho người lao động; giảm tỷ lệ người lao động mất việc làm hưởng trợ cấp thất nghiệp và thực hiện tốt các vấn đề an sinh xã hội. Trong năm 2019, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số doanh nghiệp, đơn vị tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, nên số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng mạnh so với năm 2019. Tính đến cuối năm 2020, có 1.797 người nộp hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tăng 12,10% so với cùng kỳ. Trong đó, ra quyết định trợ cấp cho 1.759 lượt người với kinh phí trên 24,8 tỷ đồng; hủy quyết định của 34 người; chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có việc làm, có lương hưu cho 208 người; hỗ trợ học nghề cho 65 người; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 9.840 lượt người. Riêng trong tháng 1/2021, có 118 lượt người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó, có 81 người có quyết định hưởng trợ cấp; 126 người được tư vấn giới thiệu việc làm; 06 người được giới thiệu việc làm mới.
Đặc biệt, nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên, góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định đời sống kinh tế xã hội địa phương, Trung tâm DVVL tỉnh phối hợp với Trung tâm hỗ trợ thanh niên và huyện đoàn Kon Rẫy tổ chức Diễn đàn "Thanh niên khởi nghiệp" năm 2021 với sự tham gia của 150 đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện. Tại Diễn đàn, các bạn đoàn viên thanh niên được trao đổi, thảo luận những vấn đề khởi nghiệp như: Sự phát triển của các đơn vị khởi nghiệp sáng tạo; cách thức tiếp cận các nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ Ngân hàng CSXH, Ngân giải pháp trong khâu sản xuất chế biến kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời được chia sẻ kiến thức kinh nghiệm thành công và rủi ro trong khởi nghiệp; hướng dẫn các kỹ năng nắm bắt cơ hội trong kinh doanh, phương thức tìm hiểu thị trường; hướng dẫn xây dựng kế hoạch quảng bá, maketing, phát triển sản phẩm đồng thời nêu lên những khó khăn của các đơn vị khởi nghiệp...
Năm 2021, Trung tâm DVVL tỉnh đề ra mục tiêu tư vấn việc làm, học nghề, tư vấn về chính sách, pháp luật cho 1.700 lượt người; Giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển dụng 560 lượt người cho các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; xuất khẩu lao động 100 lượt người. Tổ chức thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động; 100% người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ BHTN được tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề và giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định.
Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường kết nối giữa các Trung tâm DVVL trong nước; tổ chức Hội nghị triển khai công tác GDNN gắn với giải quyết việc làm năm 2021, tổ chức Ngày việc làm; các chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động cho người lao động và người sử dụng lao động; tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động...
Khảo sát, thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, XKLĐ, chế độ BHTN. Đồng thời, trình cấp có thẩm quyền bổ sung số lượng người làm việc cho Trung tâm; thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum cho biết, để góp phần thúc đẩy thị trường lao động đi đúng hướng, Trung tâm DVVK tỉnh KonTum cũng đã kiến nghị cần có giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh tạo uy tín, thương hiệu, phát triển bền vững; phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, tay nghề cho người lao động, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, có chính sách tiền lương, phúc lợi phù hợp để thu hút lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đáp ứng với nhu cầu chuyên môn, kỹ năng làm việc của nhà tuyển dụng; gắn kết chặt chẽ các doanh nghiệp; Trung tâm DVVL trong định hướng nghề nghiejp, kỹ năng tìm việc, làm việc cho HSSV và đòa tạo ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
Cùng với đó, lựa chọn ngành nghề phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường như trang bị kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học để chủ động tham gia và thị trường lao động, đặc biệt là lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn; tích cực, chủ động học nghề tìm việc làm, thu nhập ổn định nhằm nâng cao đời sống gia đình, góp phần giải quyết việc làm và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Nam Khánh
Từ khóa:
-
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng): Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ việc làm bền vững, thị trường lao động
23-12-2024 10:15 28
-
Hỗ trợ việc làm bền vững, hướng tới mục tiêu giảm nghèo tại thành phố Thái Nguyên
22-12-2024 21:37 20
-
Huyện Si Ma Cai (Lào Cai): Nhiều giải pháp hỗ trợ việc làm cho lao động nghèo
21-12-2024 19:25 34
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Những giải pháp quan trọng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
16-12-2024 15:54 43
-
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
12-12-2024 15:47 00
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
06-12-2024 15:35 46
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00