Quản Bạ nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp cho lao động dân tộc thiểu số
(LĐXH)- Thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu, thời gian qua, huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) đã tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề, tư vấn hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Quản Bạ là huyện vùng cao, biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang, là cửa ngõ của vùng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Huyện tập trung 16 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 60%, dân tộc Dao chiếm 14%, dân tộc Tày chiếm 9%, còn lại là các dân tộc khác. Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính, có 9/13 đơn vị cấp xã thuộc xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2025 (chiếm tỷ lệ 69,23%).
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, huyện đã triển khai được 14 mô hình giảm nghèo tại cộng đồng để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân tộc thiểu số. Hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, khó khăn với 7 lớp dạy nghề. Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hà Giang và các công ty, doanh nghiệp, các xã, thị trấn tổ chức tư vấn, hướng nghiệp tuyên truyền xuất khẩu lao động cho nhân dân, trong đó có người lao động dân tộc thiểu số.
Tại các cuộc tư vấn, cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hà Giang đã tư vấn cho người lao động nói chung, lao động là người dân tộc thiểu số nói riêng của huyện Quản Bạ về chế độ và chính sách liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật về lao động việc làm. Tư vấn các chính sách, hồ sơ thụ hưởng hỗ trợ của tỉnh Hà Giang, của Trung ương đối với lao động đi làm việc ngoài tỉnh, lao động đi làm việc ở nước ngoài; chính sách của doanh nghiệp về tuyển dụng và sử dụng lao động. Tư vấn về việc làm trong nước, việc làm nước ngoài phù hợp với chất lượng lao động, văn hóa, điều kiện hoàn cảnh, sở trường của lao động.
Với những thông tin về tư vấn hướng nghiệp, lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Quản Bạ đã từng bước cập nhật kịp thời kiến thức, góp phần nâng cao nhận thức về công tác lao động, việc làm; đồng thời tiếp cận với các thông tin về học nghề, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng như các chính sách, quy định liên quan đến lao động… Từ đó, tạo điều kiện cho người lao động lựa chọn được việc làm phù hợp, khởi nghiệp các mô hình kinh tế thành công, giúp người lao động dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thời gian tới, huyện Quản Bạ sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho lao động người dân tộc thiểu số; tổ chức tập huấn hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, tuyên truyền viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số về các chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48