Bà Lê Thị Hồng Thái, Trưởng Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Sở LĐTBXH) cho biết: Những năm qua, việc phòng chống TNTT cho trẻ em nói chung, đặc biệt là phòng chống đuối nước cho trẻ em nói riêng trên địa bàn tỉnh đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, gia đình và cộng đồng quan tâm. Hằng năm, Sở LĐTBXH đã tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh cho các huyện, thị xã, thành phố xây dựng nhiều mô hình phòng chống TNTT, cũng như mở các lớp dạy bơi cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều ao, hồ, sông, suối, biển và các địa phương có tỷ lệ mắc TNTT cao là: Uông Bí, Quảng Yên, Vân Đồn, Đông Triều, Tiên Yên, Đầm Hà, Hoành Bồ và Ba Chẽ. Đồng thời phối hợp với các sở, ngành, địa phương, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ninh đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống TNTT, đuối nước cho trẻ em. Thông qua mạng lưới tuyên truyền viên, cộng tác viên cơ sở thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp qua các hình thức như banner, áp phích… Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, các trường học tổ chức các hoạt động lồng ghép như: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nói chuyện chuyên đề truyền thông về phòng chống TNTT; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Giao thông; tập huấn sơ cứu ban đầu cho các em thuộc đội tuyên truyền viên măng non. Bên cạnh đó, vận động các cán bộ, đảng viên, nhân dân, đơn vị ký cam kết thực hiện xây dựng “Ngôi nhà an toàn”, “Trường học an toàn”… để tạo tiền đề cho công tác xây dựng cộng đồng an toàn; tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện công tác phòng chống TNTT tại địa bàn dân cư; trang bị các phương tiện, máy móc hiện đại cho mạng lưới các trạm y tế xã để kịp thời xử lý các TNTT xảy ra.
(Ảnh minh họa)
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã trang bị 26 góc truyền thông phòng chống tai nạn thương tích trẻ em tại các địa phương. Tỷ lệ trẻ em bị tử vong do đuối nước tại các huyện triển khai mô hình giảm như huyện Đầm Hà, Hải Hà. Toàn tỉnh có 558/645 trường đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn chiếm 91%. Các huyện triển khai mô hình đã có 57.468 hộ gia đình được ký cam kết Ngôi nhà an toàn; tổ chức 183 buổi tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho 14.525 lượt người lớn và trẻ em; tổ chức 32 lớp tập huấn cho 3.200 lượt người về kỹ năng truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích và sơ cứu đuối trẻ em; tuyên truyền 3.325 tin bài, 05 phóng sự với các nội dung về phòng chống tai nạn thương tích; tổ chức 52 buổi sinh hoạt ngoại khoá cho trẻ em các trường THCS; tổ chức 224 lớp bơi cho trẻ em, trung bình 30 trẻ/lớp trong đó từ nguồn ngân sách hỗ trợ 72 lớp, nguồn xã hội hóa là 152 lớp. Tiêu biểu như thành phố Uông Bí, Hạ Long, Tiên Yên, Quảng Yên.
Mặc dù trẻ em bị TNTT trên địa bàn tỉnh giảm, song vẫn còn ở mức cao, môi trường sống của trẻ em còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra TNTT, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, thiếu các khu vui chơi. Theo thống kê từ năm 2011-2015, toàn tỉnh có 236 trẻ em bị TNTT phổ biến như: tai nạn đuối nước, điện giật, bỏng nước sôi, tai nạn giao thông... Trong đó, trẻ em bị tử vong do đuối nước chiếm tỷ lệ cao hơn cả.
Để thực hiện tốt hơn công tác phòng, chống TNTT trẻ em, bà Lê Thị Hồng Thái cho biết: Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp hướng tới mục tiêu bảo đảm môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ tại gia đình, nhà trường và cộng đồng. Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp đối với công tác phòng, chống TNTT trẻ em; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, gia đình; tổ chức các chiến dịch truyền thông, vận động về phòng, chống TNTT trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước; tiếp tục nhân rộng các mô hình “Cộng đồng an toàn”, “Trường học an toàn”, “Ngôi nhà an toàn”… Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra việc thực hiện đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông; an toàn tại hồ bơi công cộng, các phương tiện đường thủy, các bến vận chuyển khách ngang sông... Ngay từ đầu năm 2016 Sở LĐTBXH đã có văn bản hướng dẫn các địa phương xây dựng các mô hình phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, cụ thể: Hướng dẫn 14 huyện, thị xã, thành phố mở lớp dạy bơi cho trẻ em (mỗi địa phương 02 lớp) trong độ tuổi từ 10 đến 16 tuổi thuộc địa bàn nhiều sông, suối, ao, hồ, biển (15 trẻ/lớp), ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Xây dựng mô hình Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em tại Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên, Tiên Yên. Mỗi địa phương sẽ xây dựng thêm 300 Ngôi nhà an toàn mới ngoài những Ngôi nhà an toàn đã đạt tiêu chí; Xây dựng mô hình Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em tại Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên, Tiên Yên nhằm phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ em trong cộng đồng (nguy cơ từ các công trình công cộng, nơi sinh hoạt cộng đồng, nguy cơ trong khai thác, sản xuất...) để có khuyến nghị, đề nghị với cơ quan chức năng hay cá nhân có trách nhiệm liên quan giải quyết nhằm loại bỏ nguy cơ đó.
Cảnh Minh
-
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
19-11-2024 19:05 09
-
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
19-11-2024 20:08 22
-
Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
19-11-2024 16:12 29
-
Tập huấn đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử, văn hóa công vụ trong cơ quan
18-11-2024 11:05 28
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30