Quảng Trị: Nỗ lực giúp học viên cai nghiện thành công
(LĐXH)-Trung tâm Bảo trợ xã hội Tổng hợp 1 tỉnh Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 1174/QĐ- UBND của UBND tỉnh. Trung tâm có chức năng: tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, dạy nghề, lao động sản xuất, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy; nuôi dưỡng, chăm sóc người bị bệnh tâm thần kinh theo quy định của pháp luật.
Đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận 23 học viên đưa vào cai nghiện tập trung, trong đó, có 9 học viên cai nghiện tự nguyện, 14 học viên cai nghiện bắt buộc. Trung tâm cũng đã quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho 58 bệnh nhân tâm thần hiệu quả; nâng cao sức khỏe thể chất cũng như tinh thần cho người bệnh, phục hồi chức năng, lao động trị liệu, tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ cho bệnh nhân.Theo dự kiến từ nay đến cuối năm 2019, Trung tâm sẽ tiếp nhận thêm từ 15- 20 bệnh nhân.
Với quan điểm “người nghiện ma túy là người bệnh" và "cơ sở cai nghiện ma túy là nơi chữa bệnh”, Trung tâm luôn nỗ lực để mong muốn học viên sau cai nghiện trở về địa phương hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Do đặc điểm người vào cai nghiện ma túy hiện nay phần lớn là sử dụng ma túy tổng hợp đã ảnh hưởng tới não bộ nên khi mới tiếp nhận và trung tâm, việc cắt cơn, chăm sóc gặp nhiều khó khăn. Để nâng cao chất lượng điều trị, cơ sở cũng luôn lấy người cai nghiện làm trung tâm, phác đồ điều trị, cơ sở vật chất chữa bệnh đều được trang bị đầy đủ để phục vụ cho quá trình cai nghiện của bệnh nhân. Sau khi tiếp nhận, học viên sẽ được cán bộ y tế của đơn vị tiến hành kiểm tra sức khỏe, lập hồ sơ bệnh án để lập kế hoạch điều trị phù hợp.
Với quan điểm “Người nghiện ma túy là người bệnh” và “Cơ sở cai nghiện ma túy là nơi chữa bệnh”, Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp 1 luôn nỗ lực để giúp học viên cai nghiện thành công, trở về địa phương hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội. Đến thời điểm này việc giải độc, cắt cơn cho các học viên tiến triển tốt, tình trạng sức khỏe khá ổn định, nhiều học viên tự nguyện đã bước qua giai đoạn cai nghiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6.
Đối với lĩnh vực quản lý cai nghiện, Trung tâm Bảo trợ xã hội Tổng hợp 1 tỉnh Quảng Trị thực hiện nhiệm vụ cắt cơn, giải độc, chăm sóc bệnh nhân nghiện và tái hòa nhập cộng đồng. Thực tế những năm gần đây số lượng người nghiện trên địa bàn tỉnh đã tăng nhanh mỗi năm từ 100- 200 người, tuy nhiên về nhận thức và tổ chức thực hiện thì chưa thành hệ thống. Nói đến “cai nghiện tập trung” thì dễ nhưng tổ chức cai nghiện như thế nào thì còn gặp khá nhiều khó khăn, nhất là một số chính sách dành cho đối tượng cai nghiện tự nguyện; Chế độ trợ cấp chăm sóc, nuôi dưỡng đối với người khuyết tật tâm thần kinh; Chế độ trợ cấp đặc thù, trực đêm cho cán bộ viên chức người lao động làm việc tại Trung tâm.
Đối với lĩnh vực quản lý cai nghiện, Trung tâm Bảo trợ xã hội Tổng hợp 1 tỉnh Quảng Trị thực hiện nhiệm vụ cắt cơn, giải độc, chăm sóc bệnh nhân nghiện và tái hòa nhập cộng đồng. Thực tế những năm gần đây số lượng người nghiện trên địa bàn tỉnh đã tăng nhanh mỗi năm từ 100- 200 người, tuy nhiên về nhận thức và tổ chức thực hiện thì chưa thành hệ thống. Nói đến “cai nghiện tập trung” thì dễ nhưng tổ chức cai nghiện như thế nào thì còn gặp khá nhiều khó khăn, nhất là một số chính sách dành cho đối tượng cai nghiện tự nguyện; Chế độ trợ cấp chăm sóc, nuôi dưỡng đối với người khuyết tật tâm thần kinh; Chế độ trợ cấp đặc thù, trực đêm cho cán bộ viên chức người lao động làm việc tại Trung tâm.
Việc triển khai đưa đối tượng vào cai nghiện tại Trung tâm đang là vấn đề cần thiết và cấp bách đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa gia đình với các cấp, các ngành từ xã, phường, thị trấn đến huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó cần ưu tiên nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện cơ sở, vật chất trang thiết bị hoạt động cũng như đội ngũ cán bộ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Tổng hợp 1 - tỉnh Quảng Trị để có đủ khả năng tiếp nhận số lượng người nghiện trên địa bàn. Để giúp người nghiện từ bỏ được ma túy, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị và nỗ lực, quyết tâm của các học viên, thì rất cần sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể trong việc quản lý đối tượng sau cai. Ngoài ra, cần sự phối hợp, tạo điều kiện về việc làm để họ có thể ổn định cuộc sống, là đòn bẩy giúp họ đoạn tuyệt với ma túy và trở thành người có ích cho cộng đồng.
Khánh Nam
Từ khóa:
-
Công viên 3.500 tỷ đồng tại Hà Nội thành hình
04-01-2025 16:29 52
-
Năm 2024: Cục Bảo trợ xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội
03-01-2025 20:40 19
-
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
03-01-2025 17:05 48
-
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
11-12-2024 18:19 58
-
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng
14-12-2024 23:46 28
-
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
16-12-2024 23:42 17