Ra đảo để cai nghiện ma túy ở Yên Bái
(LĐXH)-Yên Bái hiện có 1 cơ sở cai nghiện cấp tỉnh và 9 cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone. Trong đó, Cơ sở cai nghiện ma túy nằm tại khu vực hồ Thác Bà, tách biệt hoàn toàn với bên ngoài, vừa ngăn học viên bỏ trốn vừa tránh hiện tượng thẩm lậu ma túy vào.
Cơ sở được chia thành 3 khu: khu A tiếp nhận, phân loại, điều trị cắt cơn; khu B và khu C tổ chức các hoạt động trị liệu phục hồi như giáo dục, lao động trị liệu, hướng nghiệp dạy nghề và tư vấn hòa nhập cộng đồng. Khu A và B nằm trên đảo, còn khu C nằm ở vùng bán đảo.
Sau giai đoạn cắt cơn khoảng 15 ngày ở khu A, nếu học viên nào ốm yếu sẽ ở lại bệnh xá để điều trị tiếp, ai khỏe mạnh chuyển xuống khu lao động ở khu B. Trước khi hết thời hạn cai 45 ngày, các học viên sẽ được bình xét theo kết quả rèn luyện để xác định đối tượng được ra trại.
Cán bộ Cơ sở cai nghiện ma túy Yên Bái thăm khám cho học viên
Tính đến ngày 4/6/2018, tổng số học viên có mặt tại Cơ sở cai nghiện ma túy Yên Bái là 357 người, trong đó có 13 trường hợp tự nguyện, còn lại là cai nghiện bắt buộc theo Nghị định 135 và Nghị định 221. Tổng số học viên vào mới lũy kế từ ngày 01/01/2018 đến ngày 4/6/2018 là 85 học viên, đạt 42,5% (85/200) so với chỉ tiêu tỉnh giao.
Quy trình cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách cho người nghiện ma túy tại đây được thực hiện theo 5 giai đoạn là: tiếp nhận, phân loại; điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội; giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, học nghề; và phòng, chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng. Hiện Cơ sở đang sử dụng phác độ điều trị nghiện ma túy bằng các thuốc hướng thần (an thần kinh) theo công văn hướng dẫn số 4358/ĐTr ngày 23/6/1995 của Bộ Y tế.
Tại Cơ sở, đối tượng được ở trong điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo, sạch sẽ; mức trợ cấp tiền ăn bằng 0,8 mức lương cơ sở đối với học viên cai nghiện bắt buộc. Công tác chăm sóc y tế được Cơ sở hết sức quan tâm, 100% học viên được khám chữa bệnh khi có nhu cầu; trường hợp ốm đau được đưa đi khám và điều trị kịp thời.
Cơ sở cai nghiện nằm giữa lòng hồ Thác Bà
Nếu học viên phải điều trị dài ngày tại bệnh viện tuyến trên thì Cơ sở hoàn thiện thủ tục đề nghị Tòa án nhân dân huyện Yên Bình (nơi đơn vị đóng trụ sở) xem xét ban hành quyết định tạm đình chỉ, hoặc miễn chấp hành cho học viên đi viện tuyến trên.
Hiện tại có 20 bệnh nhân đang được điều trị tại Cơ sở điều trị Methadone. Cơ sở cũng đang quản lý, chăm sóc 4 đối tượng bảo trợ xã hội, bảo đảm chế độ nuôi dưỡng theo quy định của tỉnh.
Theo đánh giá, công tác đảm bảo an anh tại Cơ sở được giữ vững, không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực; công tác quản lý học viên duy trì tốt. Điều đáng nói là do nằm giữa lòng hồ nên ở đây tuyệt đối không có sự thẩm lậu ma túy. Nhiều năm nay, không có học viên trốn trại, không có tai biến trong quá trình điều trị.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công tác cai nghiện ma túy tại Cơ sở còn gặp khó khăn do hiện nay chưa có chế độ chính sách hỗ trợ cho người cai tự nguyện. Do đồng bào vùng cao có trình độ dân trí, nhận thức không đồng đều nên quá trình truyền thông, tư vấn của các cán bộ cho người nghiện ma túy gặp rất nhiều khó khăn. Cộng thêm địa bàn rộng lớn, địa hình miền núi giao thông đi lại khó khăn cũng gây trở ngại cho những người nghiện ma túy trong quá trình đến cơ sở điều trị.
Tới gian tới, Cơ sở tiếp tục duy trì tốt các hoạt động tiếp nhận mới học viên vào cai nghiện, đảm bảo đủ tiêu chí tỉnh giao năm 2018 là 200 người; tổ chức quản lý tốt học viên cai nghiện, tránh để xảy ra các trường hợp học viên bỏ trốn hoặc hiện tượng tiêu cực khác; tiếp tục tạo điều kiện để thu hút học viên tự nguyện vào cai nghiện.
Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền, tiếp nhận bệnh nhân mới vào cai nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế Methadone đảm bảo đủ chỉ tiêu tỉnh giao năm 2018 là 50 bệnh nhân; tổ chức, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo sức khỏe, tinh thần cho 4 đối tượng bảo trợ xã hội.
Đồng thời, tiếp tục tổ chức cho học viên cai nghiện lao động sản xuất theo quy trình điều trị; duy trì các hoạt động thăm khám định kỳ, đột xuất; nâng cao các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, sinh hoạt tập thể cho học viên, để họ yên tâm điều trị./.
Hồng Minh
Từ khóa:
-
Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
24-11-2024 08:01 44
-
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)
23-11-2024 18:50 59
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
07-11-2024 11:57 49
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
21-11-2024 11:06 29
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
- Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
- Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh