Sóc Trăng: 43.000 đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
(LĐXH) - Thời gian qua, với việc quan tâm thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội, đời sống của các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã được cải thiện, giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống.
Hỗ trợ gạo đột xuất cho đối tượng bảo trợ xã hội
Trong 06 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã thực hiện trợ cấp đột xuất cho 10 người, hỗ trợ 583.325 tấn gạo và 38 hộ bị thiệt hại về nhà ở. Bằng nhiều nguồn lực, các địa phương đã huy động nguồn lực trợ giúp bằng tiền, hiện vật cho các hộ bị thiệt hại về nhà ở với tổng số tiền trợ giúp 595 triệu đồng. Các địa phương chỉ đạo rà soát, chủ động phương án trợ giúp xã hội; thường xuyên nắm tình hình đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn nhằm hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân.
Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, toàn tỉnh đã trợ cấp cho 47.105 đối tượng bảo trợ xã hội, với kinh phí thực hiện hơn 167 tỷ đồng, trong đó: Trợ cấp xã hội hàng tháng 43.006 đối tượng; Trợ cấp 3.980 cá nhân và hộ gia đình nhận nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng; hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho Trung tâm Bảo trợ xã hội thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 119 đối tượng bảo trợ xã hội.
Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ chi phí mai táng cho 1.731 gia đình đối tượng bảo trợ xã hội, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất Bảo hiểm xã hội và các đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng khác, với tổng kinh phí hơn 26 tỷ đồng; cấp 33.716 thẻ Bảo hiểm y tế.
Thực hiện Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, tỉnh Sóc Trăng thực hiện trợ cấp hàng tháng 2.474 đối tượng, gồm: 1.528 người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP; 226 người bị bệnh hiểm nghèo; 613 trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo; 02 trẻ em nhiễm HIV/AIDS; 07 trẻ em mồ côi và 30 trẻ em còn cha và mẹ nhưng cả cha và mẹ không còn cư trú ở địa phương từ 24 tháng trở lên và người nuôi dưỡng trẻ em là người cao tuổi hoặc thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; trợ giúp khẩn cấp 33 đối tượng và hỗ trợ mai táng phí 216 đối tượng; cấp 216 thẻ BHYT.
Trong công tác người cao tuổi, Thường trực Ban Công tác Người cao tuổi tỉnh phối hợp Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh tổ chức chúc thọ và trao tặng Thiếp mừng thọ của Chủ tịch nước cho 65 người cao tuổi thọ 100 tuổi (gồm 5m vải lụa và tiền mặt 700.000 đồng/người); tặng quà của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho 02 cụ cao tuổi nhất (03 cụ ông thọ 107 tuổi và 01 cụ bà thọ 113 tuổi) và 957 người cao tuổi thọ 90 tuổi với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các xã còn tổ chức thăm tặng quà, mừng thọ cho 20.780 người cao tuổi (từ 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi) với tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn thành viên Ban Công tác người cao tuổi tỉnh. Thực hiện Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, toàn tỉnh trợ cấp thường xuyên cho 20.312 người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; 250 người cao tuổi neo đơn thuộc hộ nghèo và 7.919 người cao tuổi khuyết tật. Nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung 32 người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và 133 người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn tại các cơ sở bảo trợ ngoài công lập. Thực hiện Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng khó khăn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh trợ giúp thường xuyên 1.528 cho người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hiện nay, có 150.500 người cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Có 25.556 người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại nơi cư trú. Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh và các cấp hội tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ người nghèo cho hơn 67.211 và phúng viếng 633 người cao tuổi, với kinh phí thực hiện hơn 4 tỷ đồng.
Đối với công tác người khuyết tật, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn Ban công tác người khuyết tật tỉnh. Các địa phương thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật. Toàn tỉnh có 21.720 người khuyết tật hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó 4.773 người khuyết tật đặc biệt nặng và 16.947 người khuyết tật nặng và 1.768 khuyết tật nhẹ. Hỗ trợ cho 3.874 người trực tiếp chăm sóc đối tượng khuyết tật đặc biệt nặng. Trung tâm Bảo trợ xã hội đang chăm sóc 48 người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ ngoài công lập chăm sóc 23 người khuyết tật. Hội đồng Xác định mức độ khuyết tật cấp xã đã cấp 21.720 Giấy xác nhận khuyết tật cho người khuyết tật.
Thực hiện Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, toàn tỉnh trợ cấp hàng tháng cho 2.185 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học, trong đó người hoạt động kháng chiến 1.780 người và con đẻ của người hoạt động kháng chiến 405 người.
Thực hiện Nghị định số 103/2017/NĐ-CP của Chính phủ, toàn tỉnh Sóc Trăng có 4 Cơ sở bảo trợ xã hội, gồm 01 cơ sở công lập và 03 cơ sở ngoài công lập (Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, Trung tâm An Dưỡng Hoàng Tuấn, Cơ sở bảo trợ xã hội tại Chùa Năng Nhơn thành phố Sóc Trăng và Nhà dưỡng lão Phước Lâm huyện Mỹ Xuyên). Trung tâm Bảo trợ xã hội đang nuôi dưỡng chăm sóc 119 đối tượng (gồm 33 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, 32 người cao tuổi cô đơn và 48 người khuyết tật; hỗ trợ nuôi dưỡng khẩn cấp 06 đối tượng người cao tuổi lang thang). Các đối tượng được chăm sóc, phục vụ đảm bảo theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 1962/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc triển khai chi trả chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thông qua hệ thống Bưu điện, tỉnh thường xuyên phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra tình hình chi trả qua hệ thống Bưu điện tại các xã trên địa bàn. Trong năm 2024, hệ thống bưu điện đã chi trả cho 46.758 đối tượng bảo trợ xã hội, lệ phí chi trả gần 4 tỷ đồng. Đến nay có 11/11 đơn vị thực hiện chi trả không dùng tiền mặt qua tài khoản cho 4.083/43.006 đối tượng bảo trợ xã hội, chiếm tỷ lệ 10,5%./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật
13-11-2024 08:48 35
-
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
12-11-2024 17:27 31
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Tri ân người có công ở Mộc Châu
26-07-2024 14:24 00
-
Nam Định phát huy hiệu quả Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
11-11-2024 11:03 29
-
Thái Nguyên không ngừng nâng cao hiệu quả phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”
11-11-2024 10:58 16