Theo báo cáo của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 40 được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, qua đó đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp,các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các ngành liên quan đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, đã quan tâm, hỗ trợ NHCSXH về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác, cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương, huy động các doanh nghiệp chuyển vốn ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại buổi làm việc
Tính đến cuối năm 2020, tổng nguồn vốn tín dụng chính trên địa bàn tỉnh đạt trên 3.610 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng trưởng 190,6 tỷ đồng so với năm đầu thành lập (2003). Đến nay, trên địa bàn tỉnh triển khai 17 chương trình tín dụng chính sách, với mức cho vay bình quân đạt 37,11 triệu đồng/hộ. Trong đó có 1 chương trình cho vay theo Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 16/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh tại 4 huyện có đông đồng bào Mông sinh sống, gồm: Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, được ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ 50% lãi suất (542 triệu đồng) để cho vay đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo. Chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo, với tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm tỷ lệ 0,063%/tổng dư nợ.
Có thể nói, vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh qua các năm và giải quyết được việc làm cho hơn 14.500 lao động; 55.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; xây dựng được gần163.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn và hơn 15.000 căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách.
Tuy nhiên, tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cũng nêu rõ một số tồn tại trong hoạt động tín dụng chính sách của tỉnh. Đó là cơ cấu nguồn vốn ngân sách địa phương còn hạn chế, hiện mới đạt trên 118 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,27% trong tổng nguồn vốn của NHCSXH, trong khi đó tỷ lệ trung bình của cả nước là 10%. Do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn, đặc biệt là nhu cầu cho vay chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và giải quyết việc làm tại địa phương. Vì vậy, Tổng Giám đốc đề nghị tỉnh Thái Nguyên tiếp tục dành nguồn lực để ủy thác cho vay qua NHCSCH tỉnh, giúp việc thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn mang lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời mong muốn tỉnh quan tâm, bố trí quỹ đất mới hoặc bổ sung thêm diện tích cho NHCSXH tỉnh để có được trụ sở làm việc đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Đánh giá cao những kết quả đạt được của hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải mong muốn, trong thời gian tới, NHCSXH tiếp tục đồng hành cùng tỉnh trong việc giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các huyện, thành, thị. Đồng chí khẳng định, tuy trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều bước tiến trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng, nhưng nông nghiệp vẫn được tỉnh xác định có vai trò, vị trí quan trọng, giúp người nông dân ổn định cuộc sống một cách bền vững. Chính vì thế, sự đồng hành của ngành ngân hàng nói chung, NHCSXH nói riêng có vai trò rất quan trọng, giúp người dân có thêmnguồn lực để đầu tư, phát triển. Về các ý kiến đề xuất của NHCSXH, đồng chí nhất trí về mặt chủ trương và giao UBND tỉnh quan tâm, rà soát, tạo điều kiện tốt nhất để cả hoạt động của NHCSXH cũng như chất lượng tín dụng đều được đảm bảo.
Nhân dịp này, Công đoàn NHCSXH Việt Nam đã ủng hộ Quỹ Vì người nghèo tỉnh Thái Nguyên 500 triệu đồng.
Cùng ngày, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng và các thành viên Đoàn công tác NHCSXH đã có buổi làm việc với Lãnh đạo chủ chốt NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc ghi nhận, biểu dương sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, nhân viên, người lao động toàn chi nhánh trong thời gian qua. Tổng Giám đốc yêu cầu NHCSXH tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trọng tâm tăng cường nguồn lực từ địa phương hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Ban đại diện các cấp nâng cao chất lượng hoạt động, tổ chức đầy đủ kịp thời các phiên họp Ban đại diện, phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, chỉnh sửa những sai sót, tồn tại trong hoạt động nghiệp vụ. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác dưới nhiều hình thức. Chủ động báo cáo với Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND về tình hình hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, nhất là những khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo, tháo gỡ./.
Thu Hằng
-
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
20-12-2024 12:36 14
-
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân
16-12-2024 12:29 41
-
Nam Định: Quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi
25-12-2024 10:42 32
-
Hà Nội tọa đàm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách với người có công
24-12-2024 16:16 51
-
Huyện Bắc Quang: Thực hiện tốt công tác phòng, chống mua bán người
25-11-2024 16:09 02
-
Cà Mau: Quyết liệt thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
18-11-2024 15:06 38