Tạo sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp
(LĐXH) - Tính đến đầu năm 2018, cả nước có 1.972 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (CSGDNN), trong đó 387 trường CĐ, 551trường trung cấp, 1.034 trung tâm dạy nghề/giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc huy động xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn lực còn nhiều bất cập, chưa thu hút được đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước, dẫn đến khó khăn trong giám sát và quản lý chất lượng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu mới, định hướng đến năm 2030, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xác định: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các vùng, miền, ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó một bộ phận nhân lực chất lượng cao tiếp cận trình độ các nước phát triển, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ngoài các giải pháp về đổi mới tổ chức, tập trung hoàn thiện hệ thống cơ chế để nâng cao năng lực quản lý GDNN, tập trung tuyển sinh, tổ chức đào tạo theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp; rà soát sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng giảm đầu mối, tăng quy mô, mở rộng ngành nghề đào tạo, tập trung hình thành mạng lưới trường nghề chất lượng cao, tăng cường hệ thống kiểm định chất lượng, thực hiện đánh giá phân tầng chất lượng các cơ sở và chương trình giáo dục nghề nghiệp, phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức, phương thức phù hợp với các đối tượng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng, của giáo dục nghề nghiệp trong sự phát triển của đất nước và bản thân người dân... Đặc biệt, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xác định 3 giải pháp trọng tâm, cụ thể là:
Thứ nhất: Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc làm bền vững, an sinh xã hội.
Thứ hai: Trao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (về nhân sự, tài chính và công tác đào tạo) gắn với trách nhiệm giải trình, cơ chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội (phát triển hệ thống kiểm định, đánh giá và công nhận chất lượng); nâng cao năng lực quản trị, quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thứ ba: Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng: Đặc biệt là xây dựng chuẩn đầu ra với sự tham gia của doanh nghiệp, chuẩn nhà giáo, chuẩn cơ sở vật chất thiết bị và các chuẩn liên quan tới đánh giá, kiểm định chất lượng theo hướng tiếp cận với các chuẩn quản lý chất lượng của các nước khu vực ASEAN và thế giới.
NHB
Từ khóa:
-
Quảng Trị tập trung thực hiện Tiểu dự án về hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình giảm nghèo
12-12-2024 17:10 28
-
An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động
28-12-2024 17:05 13
-
Long An: Đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động giải quyết việc làm cho lao động địa phương
28-12-2024 17:03 45
-
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
27-12-2024 14:48 08
-
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
27-12-2024 14:47 54
-
Đồng Tháp: Tăng cường các hoạt động sàn giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc trong và ngoài nước
22-12-2024 14:31 15