Thanh Hóa: Mô hình “3 trên 1” đưa người lầm lỗi hoàn lương
Bằng tình thương trách nhiệm, cứ 3 người kèm 1 người lầm lỗi để giúp họ có niềm tin vào cuộc sống, có công ăn việc làm, hàng trăm người nhờ mô hình “3 trên 1” đã tìm được con đường hoàn lương.
3 người kèm 1 người lầm lỗi
Đó là mô hình của Hội Cựu chiến binh huyện phối hợp với công an huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) thực hiện. Cứ 3 cựu chiến binh phối hợp cùng Công an xã, thôn lập thành một tổ đứng ra làm nhiệm vụ cảm hóa, khơi dậy mặt tốt trong từng đối tượng lầm lỗi sau khi họ chấp hành xong án phạt và giúp họ vượt qua được những mặc cảm, tự ti, để tái hòa nhập cộng đồng.
Các tổ chức này cũng đứng ra bảo lãnh cho họ vay vốn lên đến hàng trăm triệu đồng để họ làm ăn, hay liên hệ với các trang trại, gia trại của doanh nghiệp trên địa bàn huyện để tìm việc cho họ giúp họ ổn định cuộc sống...Với cách làm này đã giúp gần 300 đối tượng sau khi chấp hành xong án phạt trở về địa phương trở thành công dân có ích.
cho những người trở về với cộng đồng sau một thời lầm lỗi.
Huyện Thọ Xuân có 296 đối tượng đã chấp hành xong án phạt trở về nơi cư trú. Với mong muốn những đối tượng này sau khi trở về không còn đi lại con đường lầm lỗi, các cựu chiến binh và công an thôn, xã đã thành lập được 296 tổ (mỗi tổ 3 người) để cảm hóa họ.
Tổ chức này đã được thành lập được 3 năm, bước đầu tiến hành triển khai thí điểm tại xã Xuân Vinh để rút kinh nghiệm sau đó mới nhân rộng ra toàn huyện.
Khó khăn nhất đó là việc tiếp cận, gần gũi các đối tượng này không hề đơn giản. Những con người này sau khi trở về luôn ở trong trạng thái mặc cảm, tự ti, không muốn tiếp xúc với mọi người. Hơn nữa, những đối tượng nghiện sau khi trở về cũng rất dễ tái nghiện.
Nắm được những điều này, các tổ chức đã lựa chọn những cựu chiến binh, công an xã, thôn là những người trong dòng họ, những người thân thiết, gần gũi, có uy tín trực tiếp kèm cặp cảm hóa đối với những người sau khi cải tạo trở về địa phương. Đồng thời các thành viên này cũng phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo hiệu ứng lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân về trách nhiệm của mình trong việc cảm hóa, giáo dục, quản lý người lầm lỗi ở cộng đồng dân cư, giúp họ không bị mặc cảm, tự ti trong cuộc sống.
Ngoài ra, các tổ “3 trên 1” cũng mời những người lầm lỗi tham gia các chương trình hoạt động của các tổ chức hội tại địa phương như chương trình xây dựng nông thôn mới, các hoạt động bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự .... Với những cách làm này đã xóa được sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng đối với người lầm lỗi, giúp họ tự tin hơn trên con đường hoàn lương.
Hay việc thường xuyên tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa những người đã tiến bộ với người chưa tiến bộ để chia sẻ những việc làm có ích nhằm tác động mạnh vào ý thức của họ, từ đó họ dần dần thay đổi nhân cách và hòa nhập cộng đồng.
Hàng trăm đối tượng hướng thiện
Một buổi sáng cuối năm, chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Dũng- người đàn ông hồ hởi ra đón chúng tôi đã từng đi vào bước đường lầm lỗi. Thế nhưng, được cán bộ trong tổ “3 trên 1” giúp đỡ, sau khi trở về đã dần xóa bỏ mọi mặc cảm, tự ti để hòa nhập cuộc sống. Anh đầu tư chăn nuôi gà, nuôi cá để có thu nhập cho gia đình.
đảm bảo cho họ vay vốn làm ăn
Cũng giống như anh Dũng, anh Đỗ Văn Thuận (xã Xuân Vinh) cho biết: “Do bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo, tôi đã vi phạm pháp luật. Khi trở về địa phương tôi đã được các anh trong chi hội “3 trên 1” đã đến tận nhà ân cần thăm hỏi, động viên giúp tôi xóa được mặc cảm định kiến trong xã hội. Ban đầu tôi cũng còn e dè, chưa tin tưởng tình cảm của các anh dành cho mình. Nhưng với sự kiên trì của các thành viên trong tổ “3 trên 1” giúp tôi tự tin, lạc quan hơn trong cuộc sống. Hiện nay tôi và gia đình cũng đã mở được cửa hàng tạp hóa và đã có thu nhập ổn định và nuôi các con học hành”.
Không những anh Thuận, anh Dũng, anh Trịnh Thiên Hoàng (thôn 8, xã Hạnh Phúc) trở về địa phương đầu tư chăn nuôi trâu, bò, kỳ đà cho thu nhập hàng tháng khoảng 5 triệu đồng; Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Văn Mạnh (thôn Thành Vinh, xã Xuân Vinh) chăm chỉ làm ăn, trồng ngô, chăn nuôi trâu, bò thu nhập trên 50 triệu đồng/năm...
Sau 3 năm triển khai, từ chỗ có 296 đối tượng lầm lỗi trở về địa phương với sự giúp đỡ của tổ chức Hội Cựu chiến binh, Công an huyện, đã có trên 200 đối tượng tiến bộ; 172 đối tượng đã có việc làm, thu nhập ổn định.
Ông Lê Quốc Ẩm, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Thọ Xuân cho biết: “Ban đầu nhiều đối tượng lầm lỗi khi cải tạo trở về địa phương vẫn chứng nào tật đó, thậm chí các thành viên trong tổ “3 trên 1” đến tuyên truyền, vận động còn bị chống đối. Nhưng bằng tình thương, trách nhiệm, uy tín của mình, các thành viên trong tổ vẫn kiên trì thường xuyên chủ động gặp gỡ những người lầm lỗi để vận động cảm hoá họ, qua đó kịp thời phát hiện những biểu hiện sai phạm để có biện pháp ngăn chặn. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư, nguyên vọng của từng người, từ đó khơi dậy những điều tốt đẹp, giúp họ vươn lên hoà nhập cộng đồng”.
Theo dantri.com.vn
Từ khóa:
-
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo ở Mỹ Xuyên
25-11-2024 16:34 53
-
Phát triển năng lực trẻ em - Hành động vì tương lai
25-11-2024 16:34 23
-
Thị xã Hồng Lĩnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
25-11-2024 16:34 03
-
Phụ nữ Nam Định với phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"
25-11-2024 11:17 09
-
Đắk Nông: Chú trọng nâng cao năng lực, giám sát và đánh giá Chương trình giảm nghèo
25-11-2024 11:16 03
-
Thành phố Phổ Yên với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”
06-11-2024 11:21 52