Thanh Hóa: Nhiều kết quả đáng ghi nhận từ dự án hỗ trợ việc làm bền vững
(LĐXH)- Thời gian qua, các nội dung, dự án của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đó có Tiểu dự án 03: Hỗ trợ việc làm bền vững (thuộc Dự án 4), được triển khai ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5% trở lên trong năm 2024.
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thanh Hóa, đối với vốn đầu tư phát triển thuộc Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững, Thanh Hóa được Trung ương phân bổ thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 là trên 29,6 tỷ đồng để thực hiện dự án Trung tâm Dịch vụ việc làm.
Vốn sự nghiệp giai đoạn 2022 - 2024 là gần 44 tỷ đồng. Vốn đầu tư phát triển thực hiện năm 2024 là 22,4 tỷ đồng để thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin và phần mềm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm.
Những ngày hội việc làm đã thu hút đông đảo người dân địa phương
Kết quả triển triển khai đến cuối năm 2024 cho thấy, đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tiến hành thu thập, cập nhật thông tin của 1.147 đơn vị sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng lao động và khảo sát, thu thập thông tin tìm kiếm việc làm của 9.067 người lao động; cập nhật vào cơ sở dữ liệu thông tin việc tìm người là 1.147 phiếu và thông tin người tìm việc tại 6.440 phiếu; tổ chức 10 lớp tập huấn cho điều tra viên cấp thôn về triển khai thu thập cơ sở dữ liệu việc tìm người, người tìm việc tại 06 huyện nghèo, với sự tham gia của 813 điều tra viên là trưởng các thôn, bản, khu phố; hơn 100 đại diện lãnh đạo UBND, cán bộ chính sách xã, thị trấn.
Về hỗ trợ giao dịch việc làm: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hoá thời gian qua thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm; hội nghị tư vấn - giới thiệu việc làm; thu thập, cập nhật thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động và khảo sát, thu thập thông tin tìm kiếm việc làm.
Từ năm 2022 đến nay, đã tổ chức được 10 phiên giao dịch việc làm/ngày hội việc làm và 26 hội nghị tư vấn - giới thiệu việc làm, với sự tham gia của 175 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh, đào tạo. Kết quả, đã hỗ trợ tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm cho 11.806 người lao động.
Về quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu về dân cư: Hiện đã tổ chức 40 lớp tập huấn cho cán bộ điều tra phiếu thông tin người lao động và nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. UBND cấp huyện, cấp xã tiến hành thu thập dữ liệu của 1.082.762 thông tin của người lao động và công an cấp xã đã nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là 995.921 người. Hết năm 2024 sẽ cập nhật vào cơ sở dữ liệu hơn 1,6 triệu thông tin của người lao động.
Về thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động: Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và phát hành 01 bản tin hình về thị trường lao động. Trong năm 2024 đã phát hành 03 bản tin Bảo hiểm thất nghiệp/bản tin hình thông tin thị trường lao động.
Hỗ trợ kết nối việc làm thành công: Trung tâm đã hỗ trợ kết nối việc làm cho 1.473 lao động (trong đó: số lao động thuộc huyện nghèo 294 người; số lao động là nữ giới 863 người). Tổng số hồ sơ lao động được hỗ trợ tư vấn việc làm thành công làm thủ tục thanh quyết toán: 90 hồ sơ (trong đó có 49 hồ sơ đã được thanh toán; 41 hồ sơ đang chờ thanh toán). Hết năm 2024, thực hiện kết nối việc làm cho 1.684 lao động.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tiến độ giải ngân Tiểu dự án còn thấp, chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động dẫn đến nguồn thông tin việc làm trống chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm việc của người lao động.
Bên cạnh đó, hiện nay, phần mềm để cập nhật cơ sở dữ liệu Việc tìm người - Người tìm việc và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thường xuyên xảy ra lỗi và chưa đáp ứng được các yêu cầu về giao diện, cập nhật, tổng hợp dữ liệu, kết xuất dữ liệu.. gây khó khăn trong quá trình nhập dữ liệu và tổng hợp, báo cáo.
Một lý do nữa là UBND các huyện chậm triển khai thực hiện các phiên giao dịch việc làm, hội nghị tư vấn, giới liệu việc làm; thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu người lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trong năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đề ra chỉ tiêu phấn đấu: 100% người lao lộng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
10.000 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công; 300 người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ đào tạo làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.
Dương Thìn
Từ khóa:
hỗ trợ việc làm bền vững
-
Tăng cường tập huấn nghiệp vụ phân tích dự báo về thị trường lao động góp phần giảm nghèo bền vững
20-12-2024 15:50 10
-
Cà Mau: Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, kết nối việc làm bền vững
17-12-2024 15:24 48
-
Huyện Tam Đường (Lai Châu): Đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động
18-12-2024 15:24 29
-
Thanh Hóa: Nhiều kết quả đáng ghi nhận từ dự án hỗ trợ việc làm bền vững
25-12-2024 11:43 30
-
Huyện Yên Bình (Yên Bái) tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động
25-12-2024 10:36 51
-
Hà Tĩnh xây dựng Sàn giao dịch việc làm hỗ trợ thông tin việc làm bền vững
15-12-2024 10:27 43
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00