Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất
(LĐXH) - Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới năm 2022-2023.
Kế hoạch nhằm phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh gắn với việc triển khai có hiệu quả các chính hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; tạo điều kiện trợ giúp doanh nghiệp thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống dịch trong trạng thái bình thường mới một cách tích cực và hiệu quả.
Đồng thời, khơi thông nguồn lực đầu tư thông qua các biện pháp cải thiện quyết liệt môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn trong thủ tục đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng, giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng phục vụ triển khai dự án.
Cụ thể, giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%); hỗ trợ lãi suất (2%/năm) thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua.
Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức thuê đất trả tiền hằng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19...
Việc xây dựng mới các chính sách hỗ trợ của tỉnh đảm bảo nguyên tắc ngân sách tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực. Chính sách hỗ trợ bảo đảm hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch. Việc hỗ trợ sẽ dừng lại khi hết nguồn lực hỗ trợ đã được bố trí theo kế hoạch.
Bằng các giải pháp hỗ trợ linh hoạt, mục tiêu của Thừa Thiên Huế là phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn gắn với triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; tạo điều kiện trợ giúp doanh nghiệp thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch trong trạng thái bình thường mới một cách tích cực và hiệu quả.
Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ khơi thông nguồn lực đầu tư thông qua các biện pháp cải thiện quyết liệt môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn trong thủ tục đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng, giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng.
Việc xây dựng mới các chính sách hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc ngân sách tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực. Chính sách hỗ trợ bảo đảm hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch. Việc hỗ trợ sẽ dừng lại khi hết nguồn lực hỗ trợ đã được bố trí theo kế hoạch.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định mục tiêu của tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2022 và các năm tiếp theo là thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dân 2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã thành lập 4 tổ công tác liên ngành đặc biệt về xúc tiến và hỗ trợ đầu tư nhằm rà soát, tổng hợp và chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan để giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh; đôn đốc, giám sát quá trình giải quyết; xử lý dứt điểm các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Tới đây, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung chỉ đạo cao nhất cho công tác hỗ trợ đầu tư đối với các dự án hiện hữu đối với nhóm dự án đã hoàn thành cấp phép đầu tư và nhóm dự án đang triển khai thủ tục kêu gọi đầu tư để đẩy nhanh thủ tục, cải thiện hình ảnh về môi trường đầu tư và nhất là sớm đưa các dự án đã cấp phép đi vào hoạt động.
Dự kiến trong năm 2022, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu thu hút khoảng 20 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng mức đầu tư đạt 20.000 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 40%. Trong đó, dự án trong khu kinh tế là 5 - 8 dự án/năm, với vốn đăng ký 4.000 - 5.000 tỷ đồng/năm; phấn đấu tiến tới 100% các khu công nghiệp có nhà đầu tư hạ tầng được đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung./.
Nam Khánh
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48