Thừa Thiên Huế: Giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền vững
(LĐXH) - Hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế góp phần tăng thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp trong việc thực hiện Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo mà tỉnh Thừa Thiên Huế đang chú trọng thực hiện
Đối tượng hỗ trợ của Tiểu dự án 3 về việc làm bền vững thuộc Dự án 4 của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp; Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo; các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân có liên quan; các bộ, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của Tiểu dự án.
Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, những năm qua, địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, chương trình việc làm, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho lao động đồng bào dân tộc thiểu số thông qua việc triển khai các chương trình giải quyết việc làm của tỉnh, các Chương trình MTQG; UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế quan tâm, bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương từ các Chương trình MTQG và nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ chi phí ban đầu cho các đối tượng là người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các chương trình, dự án; thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn, trả lời các vướng mắc của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở; tổ chức các hội nghị, hội thảo, Ngày Hội việc làm - Tư vấn tuyển sinh, phối hợp các đài truyền thanh - truyền hình các cấp và các cơ quan thông tấn, báo chí tập trung tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng, lợi ích của việc học nghề cho người dân, nhất là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động nông thôn, lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,… để những đối tượng này có định hướng học nghề, lập nghiệp, ổn định cuộc sống.
Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều lớp đào tạo để đào tạo nghề trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đối với nghề phi nông nghiệp và nghề nông nghiệp…
Năm 2024, Thừa Thiên Huế đã giải quyết việc làm cho 17.000 lao động, đưa 2.000 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, và đào tạo nghề cho 17.000 học viên. Tính đến 15/11/2024, số lượt người truy cập Website việc làm của Trung tâm DVVL tỉnh là 1.350 ngàn lượt người. Tiến hành thu thập thông tin người tìm việc 7.047 lượt người, trong đó tại Sàn GDVL, trực tiếp tại Trung tâm 6.573 lượt người; Qua Website, trang mạng xã hội 474 lượt người, (trong đó, thu thập thông tin người tìm việc qua dịch vụ công 4.681 người). Thu thập 86.877 lượt chỗ việc làm trống, trong đó tại Sàn GDVL, trực tiếp tại Trung tâm 86.403 lượt chỗ việc làm; Qua Website, trang mạng xã hội 474 lượt vị trí việc làm, (trong đó, thu thập thông tin việc làm trống qua dịch vụ công 895 người).
Bên cạnh đó, Trung tâm đã tổ chức tư vấn qua các hình thức trực tiếp tại đơn vị; trực tuyến qua điện thoại; Tư vấn trực tuyến Website, trang mạng xã hội cho 38.485 lượt người, (trong đó, hoạt động tư vấn qua dịch vụ công là 27.572 lượt người, bao gồm: Tư vấn việc làm 6.744 lượt người; Tư vấn chính sách lao động, việc làm 15.227 lượt người; Tư vấn nghề 5.601 lượt người). Cùng với đó, giới thiệu việc làm trong nước 1.930 lượt người, trong đó giới thiệu việc làm thành công 498 người; Cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 455 lượt người, Trong đó cung ứng lao động thành công 36 người.
Ngoài ra, Trung tâm còn tăng cường công tác tư vấn người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp tham gia các lớp đào tạo nghề, mở các lớp dạy nghề ngắn hạn gắn với tạo việc làm cho người học nghề... tập trung các ngành nghề chủ yếu như May công nghiệp, Kỹ thuật chế biến món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm và kỹ thuật pha chế đồ uống; Tiếng Nhật, tiếng Hàn cơ bản để tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, công tác liên kết chiêu sinh đào tạo các đơn vị giáo dục nghề nghiệp. Tính đến 15/11/2024, đươn vị đã liên kết đào tạo nghề cho 1.182 lượt người (trong đó, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp 1.031 người, đối tượng xã hội 151 người).
Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Thục Quyên
Từ khóa:
CTMTQG giảm nghèo 2021-2025
-
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
17-12-2024 16:44 28
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
12-12-2024 15:34 57
-
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
30-12-2024 15:09 04
-
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
19-12-2024 13:00 10
-
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
12-12-2024 12:50 44
-
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
16-12-2024 12:46 19