Bà Trần Thu Phương, Phó Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại tọa đàm
Phát biểu đề dẫn tại tọa đàm, bà Trần Thu Phương - Phó Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, thời gian qua các cấp công đoàn đã tích cực nghiên cứu, tham mưu xây dựng, kiểm tra giám sát chính sách pháp luật về lao động nữ như các chính sách về lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH), thai sản; vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo; tham gia đối thoại, thương lượng đưa vào thỏa ước lao động tập thể nhiều chính sách có lợi hơn cho lao động nữ. Cùng với đó, thúc đẩy tham mưu triển khai thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ về quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non và tại TPHCM là việc thực hiện Nghị quyết 27/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng Nhân dân TPHCM về chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp.
Thông tin tại tọa đàm, đại diện Ban Nữ công LĐLĐ TPHCM cho biết, hiện nay, TPHCM có 1.543.648 công nhân viên chức lao động, trong đó nữ 840.701 (chiếm tỷ lệ 54%). LĐLĐ TPHCM quản lý 19.134 CĐCS với 1.473.242 đoàn viên công đoàn (trong đó có 785.544 đoàn viên nữ, chiếm tỷ lệ 53%). Sau khi Nghị quyết 27/2021/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của Hội đồng Nhân dân TPHCM về chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp tại thành phố, LĐLĐ Thành phố đã chủ động trong chỉ đạo, triển khai với các cấp Công đoàn Thành phố tham gia thực hiện và giám sát thực hiện Nghị quyết. Theo thống kê, đến nay, đã có 5.777 trẻ được trợ cấp với số tiền 4.359.680.000 đồng; có 187 giáo viên được hưởng trợ cấp với số tiền 1.258.000.000 đồng (số liệu của Sở Giáo và dục đào tạo Thành phố).
Các đại biểu tham gia ý kiến tại tọa đàm
Bên cạnh đó, LĐLĐ Thành phố còn tăng cường các hoạt động chăm lo, huy động mọi nguồn lực xã hội chăm lo cho con đoàn viên, người lao động của các cấp Công đoàn Thành phố như “Học bổng Nguyễn Đức Cảnh”, “Trại hè Thanh Đa”, “Phòng vắt trữ sữa”, “Bếp ấm cơm ngon”, “Xe đạp cùng con đến trường”,…. ; thương lượng, đối thoại và đưa vào Thỏa ước lao động tập thể các điều khoản có lợi hơn cho lao động nữ và con công nhân lao động như: hỗ trợ tiền nhà trọ, tiền xăng xe, trợ cấp tiền cho nữ công nhân lao động đang nuôi con nhỏ, hỗ trợ tiền sữa…; phối hợp với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trong chương trình “Phúc lợi đoàn viên” ký kết các chương trình phúc lợi thực hiện miễn, giảm học phí với các mặt hàng sữa, nhu yếu phẩm, quần áo trẻ em, đồ dùng học tập… giảm giá phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Đại diện Công đoàn các KCX - KCN TPHCM cho biết, hiện các KCX - KCN Thành phố có 17 KCX - KCN với 217.000 lao động, trong đó, có 130.000 lao động nữ (tỉ lệ gần 70%), công nhân ngoại tỉnh (chiếm tỉ lệ trên 50%). Các trường mầm non công lập hiện nay không tổ chức giữ trẻ ngoài giờ. Trong khi đó, học phí ở các trường mầm non tư thục đảm bảo chất lượng lại có mức học phí cao, gấp 5 - 9 lần so với trường công lập. Đây đang là nỗi lo lắng của hàng ngàn công nhân lao động tại các KCX- KCN Thành phố.
Bà Lượng Thị Tới, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM tham gia ý kiến tạo tọa đàm
Tham dự và phát biểu tại buổi tọa đàm, bà Lượng Thị Tới, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM cho rằng, để người lao động bám trụ, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp là thánh thức lớn đối với các doanh nghiệp ở TPHCM hiện nay. Theo đó, các cơ quan quản lý Nhà nước phải có chế độ, chính sách để thu hút người lao động, nhất là lao động nữ.
Tại tọa đàm, có nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, việc chăm sóc, giáo dục trẻ là con em của người lao động tại các KCX - KCN gặp khá nhiều khó khăn, công nhân phải đi làm theo ca kíp, trong khi giáo viên giữ trẻ ngoài giờ chưa có chế độ.
Một bất cập khác là thời gian hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non công lập gần như không khớp với thời gian cần gửi trẻ của người lao động. Vì thế, công nhân phải chọn gửi con ở trường mầm non tư thục hoặc ở nhóm trẻ tự phát. Nhiều công nhân phải chọn phương án đưa con về quê cho ông bà chăm sóc hay xin nghỉ việc không lương để ở nhà chăm sóc con.
Tại chương trình tọa đàm, các đại biểu đề xuất Nhà nước nên hoàn thiện chính sách và quỹ đất xây dựng trường mầm non trong KCX - KCN; các cơ quan có thầm quyền về công tác giáo dục nên nghiên cứu chính sách về giáo dục đối với khu vực đặc thù trong KCX - KCN; có chế độ, chính sách cho giáo viên mầm non và có giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
Kết luận tọa đàm, bà Trần Thu Phương ghi nhận và tiếp thu một số ý kiến phát biểu đề xuất, kiến nghị của các đại biểu. Đồng thời, bà nhấn mạnh thời gian tới công đoàn cần tiếp tục tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em nói chung và con em đoàn viên, người lao động nói riêng./.
Trương Đăng
-
Xã Tân Kim: Chú trọng hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động
16-12-2024 14:00 19
-
Huyện Phú Bình: Đa dạng các hình thức hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động
16-12-2024 14:00 10
-
Cà Mau: Cơ hội kết nối việc làm cho doanh nghiệp và sinh viên
13-12-2024 13:26 38
-
Hải Phòng hiện thực hóa Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách
28-11-2024 18:01 36
-
Quận Ngô Quyền: Trên 2.400 hộ thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách
02-12-2024 17:47 11
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Lấy công tác huấn luyện đào tạo làm trọng tâm
13-12-2024 07:26 00
- Herbalife Vietnam won the Corporate Social Responsibility Recognition Award by AmCham for the seventh consecutive year
- Herbalife Vietnam Expands Casa Herbalife Program to 15 Locations Nationwide To Help Improve Daily Nutrition For People In Need
- Deputy Minister Le Van Thanh received the Director of the Global Better Work Program