Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: Chủ động phòng chống Covid – 19
(LĐXH) - Ngay từ những ngày đầu dịch Covid – 19 bùng phát trên diện rộng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có công văn số 534/TCGDNN-HSSV về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19...
Rà soát toàn bộ học sinh, sinh viên (HSSV), cán bộ, viên chức, người lao động trực tiếp tiếp xúc với những người đã được công bố bị nhiễm bệnh Covid-19 hoặc gián tiếp tiếp xúc, được quy định theo tiêu chí của Bộ Y tế (đối tượng F) để yêu cầu nghiêm túc thực hiện việc cách ly theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương và chỉ đạo tại công văn số 782/LĐTBXH-VP ngày 8/3/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đẩy mạnh tuyên truyền để HSSV, cán bộ, viên chức, người lao động khi phát hiện người có một trong các triệu chứng như sốt, ho, khó thở tại trường học, ký túc xá, nơi ở cần thực hiện theo hướng dẫn xử lý của Bộ Y tế, tránh gây hoang mang, lo lắng và lây lan trong cộng đồng. Các cơ sở GDNN căn cứ điều kiện thức tế của đơn vụ có thể tham gia công tác phòng chống dịch bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như tham gia cùng cơ quan y tế, tổ chức điểm cách ly, may khẩu trang, sản xuất nước rửa tay, sát khuẩn đảm bảo chất lượng. Thường xuyên nắm bắt tình hình, diễn biến của dịch bệnh, báo cáo hàng ngày công tác phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở GDNN, chỉ đi kiểm tra trong trường hợp thấy bất thường hoặc thật sự cần thiết và kịp thời báo cáo về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp định kỳ, đột xuất đối với những phát sinh mới.
Tiếp đó, Bộ LĐ-TBXH đề xuất giảm 15-20% học phí trong năm 2020 cho toàn bộ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để chia sẻ gánh nặng với người học góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên và phụ huynh. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trên cả nước vào thời điểm trung tuần tháng 3/2020 đã có 63/63 tỉnh thành phố có chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phần lớn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến cuối tháng 4/2020.
Theo nhận định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến các hoạt động của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Trước tiên là việc tuyển sinh đang gặp khó khăn, do hầu hết các hoạt động tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp là hoạt động tư vấn, hướng nghiệp trực tiếp tại các địa phương, các trường phổ thông, nhưng đã không thực hiện được thời gian qua. Việc tuyển sinh khó đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra và ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân luồng. Bên cạnh đó, việc nghỉ học kéo dài dẫn tới tình trạng tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo có nguy cơ bị ảnh hưởng vì thời gian thực hành, thực tập tại doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên, như: Khởi nghiệp, kỹ năng nghề, hội thao, cuộc thi… đều bị ảnh hưởng đẩy lùi thời gian triển khai. Mặc dù học sinh, sinh viên không đến trường, lớp nhưng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn phải duy trì hệ thống và các chi phí vận hành, chi phí thuê mặt bằng, trả lương, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ, giảng viên, giáo viên. Đặc biệt, một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập không cân đối được thu, chi. Các khoản vay ngân hàng đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp không được trả đúng hạn và nguy cơ phá sản cao. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, trong đó, có đội ngũ giáo viên, giảng viên và người lao động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Trong khi đó, tình hình nghỉ học kéo dài đã làm xuất hiện hiện tượng học sinh, sinh viên đợi chờ lâu, bỏ học đi làm việc để kiếm sống…
Trước những diễn biến này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất nhiều giải pháp, kiến nghị với Chính phủ, cụ thể là:
- Đối với người học, miễn, giảm 100% học phí đối với học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình có người bị nhiễm dịch Covid-19, giảm 15-20% học phí trong năm 2020 cho toàn bộ học sinh, sinh viên.
- Với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, miễn, giảm, kéo dài thời gian quyết toán các khoản thuế năm 2019, miễn các khoản thuế phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2020 đối với các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập.
Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất việc miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với toàn bộ giáo viên, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đang tham gia đóng trong 6 tháng đầu năm 2020.
NHB
Từ khóa:
-
Tăng cường tập huấn nghiệp vụ phân tích dự báo về thị trường lao động góp phần giảm nghèo bền vững
20-12-2024 15:50 10
-
Cà Mau: Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, kết nối việc làm bền vững
17-12-2024 15:24 48
-
Huyện Tam Đường (Lai Châu): Đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động
18-12-2024 15:24 29
-
Thanh Hóa: Nhiều kết quả đáng ghi nhận từ dự án hỗ trợ việc làm bền vững
25-12-2024 11:43 30
-
Huyện Yên Bình (Yên Bái) tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động
25-12-2024 10:36 51
-
Hà Tĩnh xây dựng Sàn giao dịch việc làm hỗ trợ thông tin việc làm bền vững
15-12-2024 10:27 43
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00