Triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
(LĐXH) - Thời gian qua, lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội… Nhằm có những chiến lược phát triển bền vững, Tổng Cục GDNN đã có những định hướng và giải pháp trong năm 2020 cũng như thời gian tới…
Với mục tiêu năm 2020, thí điểm đào tạo 34 ngành, nghề theo các chương trình đào tạo được chuyển giao từ nước ngoài theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ cho những trường được lựa chọn có năng lực đào tạo tốt và có khoảng 40 trường được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao. Trong giai đoạn 2021 - 2025, từng bước mở rộng đào tạo các ngành, nghề đã thí điểm, có học sinh, sinh viên tốt nghiệp được các tổ chức giáo dục đào tạo quốc tế có uy tín đánh giá, công nhận văn bằng, chứng chỉ. Phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 70 trường được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao. Trong đó, ba trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4… Do đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã giao cho Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể là:
- Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng nhất là các điều kiện về chương trình, về nhà giáo, cán bộ quản lý; về cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với đặc thù Việt Nam và tiếp cận các nước trong ASEAN-4 và các nước phát triển trong nhóm G20; gắn kết GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững và tăng cường sự tham gia của hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong hoạt động GDNN;
- Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực, việc làm và nhu cầu đào tạo; trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm giải trình, đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội; đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN, trong đó tập trung hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDNN;
- Xây dựng các chiến lược, chương trình, đề án phát triển GDNN; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, theo đó rà soát, sắp xếp cơ sở GDNN theo hướng chuẩn hóa, giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; phát triển hệ thống quản lý và bảo đảm chất lượng GDNN, triển khai mô hình quản lý, quản trị nhà trường theo hướng hiện đại, tinh gọn, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin;
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về GDNN; tổ chức tốt công tác tuyển sinh tại các địa phương, cơ sở GDNN; gắn kết tuyển sinh, đào tạo với thị trường lao động, việc làm; hoàn thiện chính sách pháp luật về GDNN, tạo thuận lợi cho công tác tuyển sinh, đào tạo…
- Nâng cao năng lực về quản lý và bảo đảm chất lượng; phát triển hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động…
NHB
Từ khóa:
-
Quảng Ngãi hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động
26-12-2024 08:43 19
-
Nam Định: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội
20-12-2024 08:50 07
-
Tăng cường tập huấn nghiệp vụ phân tích dự báo về thị trường lao động góp phần giảm nghèo bền vững
20-12-2024 15:50 10
-
Đà Nẵng: Nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm bền vững cho người lao động
06-12-2024 12:53 03
-
Nam Định: Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động
18-11-2024 12:00 00
-
Thanh Hóa: Nhiều kết quả đáng ghi nhận từ dự án hỗ trợ việc làm bền vững
25-12-2024 11:43 30
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00