Trường hợp nào được giám định gen để xác định danh tính liệt sĩ theo Đề án 150?
(LĐXH)- Đề án 150 xác định danh tính hài cốt cho những phần mộ liệt sĩ bằng xét nghiệm ADN và thực chứng là một đề án nhân văn, đáp ứng nguyện vọng của gia đình liệt sĩ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết trường hợp nào buộc phải xét nghiệm ADN? Đơn vị nào có chức năng ra quyết định buộc phải xét nghiệm ADN đối với những phần mộ liệt sĩ thiếu thông tin hoặc sai thông tin mộ?
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp giám định ADN áp dụng cho các trường hợp sau:
Hài cốt liệt sĩ mới được cơ quan có thẩm quyền quy tập nhưng chưa đầy đủ thông tin. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi tiếp nhận hài cốt) chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Quản lý nghĩa trang liệt sĩ tiếp nhận hài cốt liệt sĩ và mẫu sinh phẩm hài cốt do đơn vị quy tập hài cốt bàn giao để an táng, lập biên bản ghi rõ nơi quy tập, đơn vị quy tập, tình trạng hài cốt, ghi ký hiệu mẫu sinh phẩm và hài cốt được an táng tại số mộ, lô mộ, hàng mộ trong nghĩa trang liệt sĩ để thực hiện việc tách chiết, lưu giữ tại ngân hàng gen phục vụ cho việc đối chiếu, so sách xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.(ảnh minh họa)
Mộ đã được an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng còn thiếu thông tin, nay nghĩa trang liệt sĩ di chuyển hoặc tôn tạo lại có liên quan đến việc di chuyển phần mộ: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn đề nghị Cục Người có công cử cán bộ của Cục và đề nghị Trung tâm giám định gen phối hợp lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ.
Mộ trong nghĩa trang liệt sĩ có nhiều gia đình liệt sĩ cùng nhận (mộ có tranh chấp): Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi quản lý mộ) phối hợp với Ban Quản lý nghĩa trang liệt sĩ và đại diện các gia đình liệt sĩ có tranh chấp thực hiện việc lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ, lập biên bản ghi rõ tình trạng hài cốt, ký hiệu đối với mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ, đồng thời lấy mẫu sinh phẩm của các thân nhân liệt sĩ để thực hiện giám định xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.
Mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin, nay có thân nhân liệt sĩ nhận và đề nghị giám định ADN: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (địa phương có mộ) căn cứ đơn đề nghị của thân nhân liệt sĩ kèm theo giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc chính quyền địa phương nơi thân nhân liệt sĩ đang cư trú và một trong các giấy tờ có thông tin liên quan về nơi liệt sĩ hy sinh hoặc nơi an táng liệt sĩ như: Giấy báo tử, giấy báo tử trận, sơ đồ mộ chí, giấy xác nhận của cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận nơi liệt sĩ hy sinh; giấy xác nhận của đồng đội liệt sĩ có chứng nhận của chính quyền địa phương và các thông tin trong hồ sơ liệt sĩ, hướng dẫn thân nhân liệt sĩ thực hiện việc lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ, lập biên bản ghi rõ tình trạng hài cốt, tiếp nhận và ghi ký hiệu mẫu sinh phẩm để gửi giám định ADN./.
Tạp chí Lao động và Xã hội
Từ khóa:
-
Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN lần thứ 5: Hướng tới một xã hội hoà nhập thông qua lồng ghép giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ
29-11-2024 11:08 08
-
Đào tạo nghề, tạo sinh kế bền vững cho người sau cai nghiện ma túy
29-11-2024 09:53 38
-
Hỗ trợ người nghèo có việc làm, phát triển sản xuất, tạo thu nhập ổn định ở huyện miền núi Định Hóa
29-11-2024 09:30 26
-
Lạng Sơn: Hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng, giúp giảm nghèo bền vững
28-11-2024 08:45 22
-
Huyện Lộc Hà: Thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo
01-10-2024 08:51 13
-
Huyện Bắc Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn Chương trình giảm nghèo
28-11-2024 08:44 16