Xã hội
U Minh Thượng gắn “Đền ơn đáp nghĩa với an sinh xã hội
10:54 AM 23/09/2020
(LĐXH)- Cùng với kinh tế - xã hội phát triển ổn định, thời gian qua, các cấp chính quyền đoàn thể của huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) luôn quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa với nhiều hành động thiết thực và có ý nghĩa…

 Huyện U Minh Thượng tổ chức Lễ Truy điệu, an táng 18 hài cốt liệt sĩ

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, huyện có 512 gia đình liệt sĩ với 1.115 liệt sĩ, 650 thương binh, bệnh binh, 179 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con của họ, 45 người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng bị địch bắt tù, đày, có 162 Bà mẹ VNAH, hiện nay còn sống 12 mẹ; trên 3.500 đối tượng được tặng thưởng Huân, huy chương và hưởng chính sách một lần. Đặc biệt, U Minh Thượng vinh dự được Nhà nước phong tặng 01 xã Anh hùng và đầu tư nghĩa trang liệt sĩ Cây Bàng với nhiều hạng mục khang trang, đảm bảo sự trang nghiêm, yên tĩnh cho các Liệt sĩ an nghỉ.

Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo quyết liệt và triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện các chính sách “Đền ơn đáp nghĩa” gắn với an sinh xã hội và các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững. Nếu như, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn trên 20% đến năm 2019 giảm còn 6,32%; hộ cận nghèo còn 6,14%... Chính sách tín dụng ưu đãi cho 12.331 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ các chương trình, dự án với doanh số cho vay trên 269 tỷ đồng, mở được 82 lớp cho 4.606 lao động tham gia học nghề với kinh phí trên 2,1 tỷ đồng theo Quyết định số 1956, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 3.468 lượt nông dân nghèo với 116 lớp…

Thực hiện chính sách ưu đãi cho người có công với cách mạng từ năm 2015-2020, huyện đã xác lập được trên 11.570 hồ sơ. Đề nghị về trên phong tặng 18 bà mẹ VNAH, truy tặng 121 bà mẹ; hiện nay toàn huyện có 147 bà mẹ VNAH. Đề nghị tặng thưởng Huân chương độc lập cho 12 gia đình có nhiều liệt sĩ. Tiếp tục thực hiện Quyết định về chính sách của chính phủ như: Quyết định 290/2005/QĐ-TTg; Quyết định 142/2008/QĐ-TTg; Quyết định 62/2011/QĐ-TTg thời gian qua đã xác lập cho trên 3.585 đối tượng hưởng chính sách, hay nay không còn hồ sơ chính sách tồn đọng. Thực hiện chi trợ cấp thường xuyên và trợ cấp một lần từ năm 2015-2020 cho đối tượng chính sách người có công với tổng số tiền 131 tỷ đồng. Tiền, quà thăm hỏi gia đình chính sách người có công, người cao tuổi, hưu trí mất sức hiện có hoàn cảnh khó khăn, cán bộ 40 năm tuổi đảng trở lên, các đồng chí nguyên là UVTV các khóa, các đơn vị đóng trên địa bàn huyện trong dịp Tết Nguyên Đán, lễ 27/7… tổng số 11.255 lượt đối tượng với số tiền 10,2 tỷ đồng. Hàng năm tổ chức đưa đối tượng chính sách đi điều dưỡng tập trung tại Hà tiên-Phú Quốc; Đà Lạt-Vũng Tàu và Thành phố Hà Nội…tổng số đã đưa 925 lượt. Đồng thời, các đối tượng điều dưỡng tại gia đình cho 2.459 lượt đối tượng với số tiền 2,7 tỷ đồng. Tổ chức lễ truy điệu, an táng 18 hài cốt liệt sĩ tại ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Hòa và quy tập được 04 hài cốt từ các nơi khác về nghĩa trang liệt sĩ huyện.

          Thực hiện Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, đến nay đã xây dựng và sửa chửa được 1.155 căn nhà. Vận động “Quỹ Đền ơn đáp nghĩa” được 1.502 triệu đồng; ngoài ra các ngành, các cấp vận động xây dựng mới, sửa chữa 89 căn nhà tình nghĩa; 09 sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách khó khăn. Hiện tất cả các Bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện đều được phụng dưỡng đến hết đời với mức từ 1,5-3 triệu đồng/người/tháng. Các công trình ghi công như sửa chữa, nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ huyện; mở rộng nghĩa trang được quan tâm thực hiện, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của gia đình chính sách và nhân dân đến thăm viếng mộ liệt sĩ. Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người có công với cách mạng cao hơn mức sống trung bình của người dân trên địa bàn huyện, không còn hộ khó khăn về nhà ở.

NHB


Từ khóa: