Vĩnh Phúc giảm đóng cho 181.253 lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
(LĐXH)- Thực hiện chính sách sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 3.468 doanh nghiệp, tương ứng với 181.253 lao động được giảm đóng với số tiền trên 124,473 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, tính đến ngày 15/10, toàn tỉnh đã hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.424 đơn vị, với 173.655 lao động được giảm đóng, số kinh phí giảm mức đóng tạm tính (từ 01/7/2021 - 30/6/2022) là gần 61 tỷ đồng; trong đó, số kinh phí hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lũy kế tháng 10 năm 2021 hơn 20,641 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã hỗ trợ 03 doanh nghiệp, tương ứng 139 lao động được hỗ trợ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, số tiền hỗ trợ hơn 771 triệu đồng.
Rất nhiều công nhân, lao động Công ty TNHH DCL Việt Nam (khu công nghiệp Bình Xuyên – Vĩnh Phúc) vui mừng khi được nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Đến nay, Vĩnh Phúc đã hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với 15 hồ sơ của người lao động với số tiền hỗ trợ 70,65 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế, đã hỗ trợ là 55.812 người, số kinh phí hỗ trợ gần 9,785 tỷ đồng. Cụ thể: theo báo cáo của Sở Y tế Vĩnh Phúc, tổng số lượt đối tượng F1, F0 được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP là 2.664 trường hợp, với số tiền hỗ trợ trên 3,557 tỷ đồng; báo cáo của Trung đoàn 834 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Phúc), tổng số lượt đối tượng F1, F0 được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP và các chính sách của tỉnh như Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐND, Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND là 52.745 lượt người, với kinh phí hỗ trợ trên 5,81 tỷ đồng; báo cáo của UBND các huyện, thành phố số người được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP là 403 người, tổng số tiền hỗ trợ 417,534 triệu đồng (trong đó, hỗ trợ thêm đối với trẻ em điều trị Covid-19, cách ly y tế (F0, F1) cho 378 trường hợp với số tiền 378 triệu đồng; hỗ trợ người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế (F0, F1) la 36 người với số tiền 48,934 triệu đồng. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành việc hỗ trợ đối với nhóm kết thúc việc điều trị và cách ly; đối với nhóm đang cách ly và điều trị, tiếp tục thực hiện thẩm định, hỗ trợ theo quy định.
Về chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đã phê duyệt 19 đối tượng, với kinh phí là 70,49 triệu đồng.
Tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ 298 hộ kinh doanh, với số tiền 894 triệu đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất: Số đơn vị đề nghị có nhu cầu vay vốn trả lương ngừng việc là 04 đơn vị (gồm 02 doanh nghiệp và 02 cơ sở giáo dục) với số kinh phí vay vốn là 470,4 triệu đồng. Số đơn vị đề nghị có nhu cầu vay vốn trả lương cho người sử dụng lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh là 04 đơn vị (03 doanh nghiệp và 01 cơ sở giáo dục), số kinh phí vay vốn hơn 1,736 tỷ đồng. Kết quả, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho 03 cơ sở giáo dục vay vốn trả lương ngừng việc và phục hồi sản xuất, kinh doanh với số tiền 384,16 triệu đồng.
Về chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), Vĩnh Phúc có 09/09 địa phương đã nhận được 4.684 đơn đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ lao động tự do. Đến nay, đã thực hiện chi trả cho 4.684 người lao động, số kinh phí 7,026 tỷ đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, hiện tỉnh chưa nhận được hồ sơ hỗ trợ. Về chính sách này, thực tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, do ảnh hưởng của dịch bệnh, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thực hiện chính sách tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc luân phiên để giữ chân người lao động và số lao động tạm hoãn hoặc bố trí làm việc luân phiên chủ yếu là lao động phổ thông. Do vậy, không có nhiều doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ chính sách hỗ trợ, tạo sự đồng thuận xã hội để chính sách được triển khai hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Đăng tải công khai số điện thoại của các cán bộ cấp huyện, xã trực tiếp thẩm định, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg,Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Qua đó, giúp giải đáp thắc mắc cho người lao động, người sử dụng lao động chủ động giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết chính sách...
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Bạc Liêu tích cực triển khai thu thập, cập nhật thông tin việc tìm người - người tìm việc
21-11-2024 09:00 45
-
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại Chi nhánh Phát điện dầu khí
20-11-2024 14:10 55
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Thời gian nộp hồ sơ, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025
06-11-2024 09:05 17
-
Hơn 2.700 vị trí việc làm tại Ngày hội việc làm lần 2-2024 tại TP.Thủ Đức
06-11-2024 09:03 05
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48