Vốn vay ưu đãi giúp người dân Hà Tĩnh vươn lên thoát nghèo bền vững
(LĐXH)- Chính sách tín dụng ưu đãi trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Hà Tĩnh đã giúp người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh, đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 11.572 hộ nghèo (giảm 2.955 hộ), chiếm tỷ lệ 3,01%; có 12.947 hộ cận nghèo (giảm 2.539 hộ), chiếm tỷ lệ 3,37%. Phấn đấu đến năm 2025, giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia.
Nhằm đảm bảo mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo hằng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã kịp thời tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều Nghị quyết, Kế hoạch nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, Chương trình chính sách tín dụng ưu đãi đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, giúp người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hộ cận nghèo xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển chăn nuôi
Doanh số cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đạt 992,7 tỷ đồng, với 50.122 lượt khách hàng vay vốn; cho vay giải quyết việc làm đạt 1.718 tỷ đồng, với 30.779 lượt khách hàng vay vốn; cho vay đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài đạt 1.916 tỷ đồng, với 22 lượt khách hàng vay vốn.
Doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đạt 143 tỷ đồng, với 2.539 lượt khách hàng vay vốn; cho vay khác theo Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 30/01/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh đạt 340,3 tỷ đồng, với 6.125 lượt khách hàng vay vốn.
Qua đánh giá, cùng với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các dự án/tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, nhiều địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh còn tập trung chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp nâng cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; chủ động tuyên truyền các chủ trương chính sách cho vay mới, các hoạt động tín dụng chính sách đến với người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tại huyện Hương Sơn, trong 6 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, tạo điều kiện để người nghèo, cận nghèo tiếp cận các nguồn vốn phát triển sản xuất cho 15.431 lượt hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách xã hội được vay vốn, với tổng số tiền cho vay đạt hơn 662 tỷ đồng). Trong đó, hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn vay mua máy tính theo Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg cho 300 học sinh, sinh viên, kinh phí hơn 4 tỷ đồng.
Trong đó, thông qua các phương thức cho vay vốn ủy thác thuộc các tổ chức chính trị xã hội như: Hội Nông dân huyệ đã giải ngân cho 35 hộ, với số tiền 2 tỷ đồng từ nguồn vốn quỹ hội để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế tại các xã Sơn Lĩnh, Sơn Ninh, Sơn Tây, Sơn Giang; Hội LHPN huyện giải ngân 480 triệu đồng quỹ Tiết kiệm tín dụng cho 48 hộ tại xã An Hòa Thịnh, Tân Mỹ Hà, Sơn Kim 2, Kim Hoa và thị trấn Phố Châu; Huyện đoàn hỗ trợ vốn vay ưu đãi 02 mô hình chăn nuôi hươu cho đoàn viên khó khăn tại xã Sơn Bằng, Sơn Châu mỗi mô hình 50 triệu đồng từ nguồn giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn...
Tại thị xã Hồng Lĩnh, các phương thức cho vay vốn ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội như Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên; thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, tổ dân phố để cho các hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.
Kết quả, 6 tháng đầu năm 2024, toàn thị xã đã hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với 189 hộ nghèo, kinh phí khoảng 10 tỷ đồng; cho 220 hộ cận nghèo vay vốn, với số tiền 13,5 tỷ đồng; cho vay 140 hộ mới thoát nghèo, với kinh phí 7,6 tỷ đồng; cho 290 học sinh, sinh viên vay vốn với số tiền 5,8 tỷ đồng; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường với 290 người vay, kinh phí hơn 5,6 tỷ đồng; 2.200 người được hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, với số tiền 100 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội đối với 130 người, kinh phí hơn 50 tỷ đồng; cho vay 03 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, với số tiền 300 triệu đồng và cho vay khác trên 1.000 người, kinh phí hơn 60 tỷ đồng.
Còn tại huyện Đức Thọ, trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn huyện có 1.171 lượt hộ được vay vốn ưu đãi. Trong đó, vay ưu đãi hộ nghèo 15 hộ, số tiền 1,09 tỷ đồng; vay hộ cận nghèo 26 hộ, số tiền gần 2 tỷ đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo 329 hộ, tổng kinh phí hơn 27,7 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm 161 hộ, số tiền trên 12,3 tỷ đồng; cho vay học sinh, sinh viên 244 lượt, kinh phí hơn 5,1 tỷ đồng và cho vay khác 99 hộ, với số tiền 7,8 tỷ đồng...
Có thể khẳng định, tín dụng chính sách đã góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhất là đã khơi dậy ý chí, nghị lực để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân nghèo. Đây thực sự là kênh tín dụng chính sách quan trọng để tạo sinh kế, cải thiện đời sống cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Vốn vay ưu đãi giúp người dân Hà Tĩnh vươn lên thoát nghèo bền vững
06-11-2024 15:27 49
-
Mỗi học sinh là một đại sứ trong công cuộc phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ
22-11-2024 14:49 00
-
Hà Giang: Nỗ lực giải phóng những “vùng đất chết” trả lại đất đai an toàn để phát triển kinh tế - xã hội địa phương
26-11-2024 14:41 29
-
Phát triển năng lực trẻ em - Hành động vì tương lai
25-11-2024 16:34 23
-
Thị xã Hồng Lĩnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
25-11-2024 16:34 03
-
Hỗ trợ 60 triệu đồng cho hộ người có công khi xây mới nhà ở
25-11-2024 15:37 59