Yên Bái phát triển đồng bộ và hiện đại các yếu tố thị trường lao động
(LĐXH)- Các yếu tố của thị trường lao động phải được phát triển đồng bộ và hiện đại; chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động được nâng cao.
Đây là một trong những mục tiêu đặt ra tại Kế hoạch về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội trên địa bàn được UBND tỉnh Yên Bái ban hành ngày 21/4.
Qua đó nhằm quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập. Phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, hiệu quả phù hợp với tình hình, đặc điểm địa phương làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, triển khai các giải pháp đột phá về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, chủ động thích ứng với xu hướng già hóa dân số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Quản lý và điều tiết phát triển thị trường lao động hiện đại, linh hoạt và hiệu quả; tạo điều kiện để dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao hơn, giảm rủi ro, chi phí di chuyển lao động. Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, đẩy mạnh việc đổi mới hình thức đào tạo, từng bước phổ cập nghề cho thanh niên.
Cụ thể, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 51%, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 6,2%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động. Duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%.
Đến năm 2025, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 20%, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 6,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; 15% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 95%.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung nâng cao nhận thức, nhất là người đứng đầu các sở, ban, ngành và các địa phương về vai trò, tầm quan trọng phát triển thị trường lao động; chủ động có giải pháp hiệu quả để đảm bảo và phát triển thị trường lao động bền vững. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bài bản, kịp thời, liên tục, nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và các chủ thể tham gia thị trường lao động; đảm bảo ổn định và phát triển thị trường lao động.
Tỉnh cũng sẽ nghiên cứu, tham gia đề xuất ban hành, sửa đổi các chính sách để hạn chế thất nghiệp, nâng cao chất lượng lao động. Đầu tư phát triển, hiện đại hóa Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động. Sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho lực lượng lao động. Tập trung đào tạo nghề, tạo việc làm để phát triển thị trường lao động ở nông thôn phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bên cạnh đó, tổ chức rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương để kịp thời kết nối, cung ứng lao động, nắm bắt kịp thời nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đã có dự án hoặc dự kiến đầu tư vào tỉnh Yên Bái để có giải pháp cung ứng nguồn nhân lực. Tổ chức điều tra cung - cầu lao động, cập nhật thông tin thị trường lao động theo định kỳ; cung cấp thường xuyên các báo cáo, bản tin thị trường lao động gửi các địa phương, doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu cung ứng và tuyển dụng lao động, nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động.
Tiếp tục phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số để tăng khả năng kết nối cung - cầu lao động; tăng cường giao dịch việc làm trực tuyến, triển khai sàn giao dịch việc làm trực tuyến kết nối với sàn giao dịch việc làm trực tuyến của quốc gia, hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện các giải pháp, chính sách giải quyết việc làm thông qua hỗ trợ người lao động vay vốn giải quyết từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Tiến hành rà soát, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, đặc biệt là nguồn lực xã hội hóa, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi được tổ chức, sắp xếp lại, tăng cường tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm của người lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, các phiên giao dịch việc làm.
Thực hiện các biện pháp để giải quyết tình trạng thiếu lao động cục bộ, mất cân đối cung - cầu lao động. Nâng quy mô, tần suất tổ chức các hình thức giao dịch việc làm, các phiên giao dịch việc làm tạo thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận thông tin, tìm kiếm cơ hội việc làm. Phát triển các hình thức giao dịch việc làm theo hướng hiện đại trên nền tảng công nghệ số; thu hút lao động tại chỗ, đào tạo, đào tạo lại cho lực lượng lao động đang làm việc thích ứng với những biến động bất thường.
Thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động, trong đó tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững. Tập trung thực hiện các giải pháp để phân luồng, nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Tổ chức đào tạo, cung ứng kịp thời nhân lực cho các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ. Đầu tư phát triển hệ thống kết nối cung - cầu lao động, công tác dự báo cung - cầu lao động và hệ thống thông tin thị trường lao động với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động hiện đại, đồng bộ, có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội. Hỗ trợ phát triển lưới an sinh xã hội và bảo hiểm cho người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ…
Minh Quang
Từ khóa:
-
Tiếp viên hàng không bỏ nghề về nuôi lợn kiếm tiền khủng
11-01-2025 08:31 28
-
Đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
03-01-2025 12:03 18
-
Hà Nội thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển lao động
10-01-2025 11:07 44
-
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
17-12-2024 16:44 28
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
12-12-2024 15:34 57
-
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
30-12-2024 15:09 04
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46