Các sản phẩm từ đậu nành – Lựa chọn tốt để nuôi dưỡng chế độ ăn giàu đạm thực vật
Hội thảo khoa học quốc tế về “Dinh dưỡng Thực vật và Giải pháp sức khỏe của thế kỷ 21” tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua đã cung cấp góc nhìn chuyên sâu về tác động tích cực và bền vững của xu hướng dinh dưỡng thực vật đến sức khoẻ của người Việt và khả năng bảo vệ môi trường Trái Đất. Trong đó, Tiến sĩ Mark Messina - Giám đốc Nghiên cứu Dinh dưỡng Đậu nành, Viện Dinh dưỡng Đậu nành Toàn cầu, Hoa Kỳ đã khuyến khích người Việt quan tâm và sử dụng các thực phẩm từ đậu nành bởi lợi ích to lớn mà thực phẩm này mang lại.
Đậu nành - hạt “vàng” cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào
Những thông tin khoa học từ Tiến sĩ Mark Messina đã chứng minh dinh dưỡng từ đậu nành cao hơn và chất lượng hơn so với các loại đậu khác. Trước tỷ lệ lượng calo cung cấp từ chất đạm (42%) và chất béo (47%) ở đậu nành cao hơn hẳn 9 loại đậu phổ biến khác, chuyên gia này đánh giá: “Đậu nành chứa nhiều calo hơn và tôi nghĩ đó là một lợi thế vì loại hạt này có thể đáp ứng nhu cầu calo khi dân số toàn cầu ngày càng tăng”.
Theo Tiến sĩ Mark Messina, dinh dưỡng từ đậu nành cao hơn và chất lượng hơn so với các loại đậu khác
Đáng chú ý, thành phần axit béo từ dầu đậu nành chứa omega-6 (54%) và omega-3 (8%). Đây là các chất béo không bão hòa đa, thiết yếu cho cơ thể. “Với hàm lượng chất béo không bão hòa đa cao, không có gì ngạc nhiên khi biết rằng dầu đậu nành thay thế các nguồn chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống”, ông nhấn mạnh.
Sản phẩm sữa chua uống 100% từ thực vật VEYO được Vinasoy ra mắt vào năm 2022
Khi xét đến hàm lượng đạm, đậu nành không chỉ cung cấp nhiều protein hơn các loại đậu khác mà chất lượng protein cũng cao hơn, kể cả so với các nguồn đạm từ thực vật khác. Kết quả của một nghiên cứu lâm sàng được công bố vào năm 1984 chỉ ra rằng đạm đậu nành phân lập có chất lượng tương đương đạm động vật. Đặc biệt, đạm đậu nành là đạm chất lượng cao theo cả 2 phương pháp đánh giá PDCAAS và DIAAS. Một dẫn chứng cụ thể đã được Tiến sĩ Mark Messina chia sẻ tại hội thảo: Điểm cho Impossible Burger (loại bánh mì kẹp thịt được làm chủ yếu bằng protein đậu nành) là 107% - tương đương với điểm số của thịt bò nạc xay là 110%.
Ngoài ra, nghiên cứu từ Nutritionix cũng nhấn mạnh đậu nành là nguồn cung cấp chất xơ, canxi, chất chống oxy hóa với danh hiệu “Thực phẩm vàng của thế kỷ 21”.
Những tác động “vàng” của đạm đậu nành và sản phẩm từ đậu nành đối với sức khoẻ
Tác động đầu tiên được đề cập trong hội thảo chính là khả năng giúp giảm cholesterol trong máu. Đặc tính này của protein đậu nành đã được FDA Hoa Kỳ chính thức công nhận vào năm 1999 cùng với công bố về sức khỏe: “Tiêu thụ 25 gam protein đậu nành mỗi ngày, như một phần của chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch”. Ngoài ra, phân tích tổng hợp 46 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy “đạm đậu nành làm giảm đáng kể lượng cholesterol LDL khoảng 3 - 4% ở người lớn.”
Bên cạnh đó, protein đậu nành có thể thúc đẩy tăng khối lượng và sức mạnh cơ bắp, tương tự như protein động vật, bao gồm cả whey protein vốn được xem là loại protein tối ưu cho việc xây dựng cơ bắp. Cụ thể, nghiên cứu gần đây nhắc đến việc uống sữa đậu nành trong 12 tuần luyện tập sức đề kháng đã làm tăng khối lượng nạc và sức mạnh. Các nghiên cứu khác từ Ấn Độ và Trung Quốc còn chứng minh protein đậu nành có hiệu quả trong việc giảm tác động tiêu cực của tổn thương cơ do tập thể dục ở những người tập luyện thể thao, đồng thời giúp chống teo cơ ở người cao tuổi.
Không chỉ vậy, nghiên cứu khác từ Nhật Bản chứng minh việc “tiêu thụ sản phẩm đậu nành hàng ngày có thể ngăn ngừa suy giảm chức năng sinh hoạt hàng ngày ở phụ nữ lớn tuổi”. Tiến sĩ Mark Messina còn nhấn mạnh nhiều tác động tích cực khác như: Đậu nành là nguồn cung cấp isoflavone phong phú, độc đáo với nhiều lợi ích như ngăn ngừa ung thư vú, giảm nếp nhăn, cải thiện trí nhớ…
Ngoài lợi ích cho sức khoẻ, tác động bền vững từ việc sản xuất đậu nành được chuyên gia này đánh giá cao: “Người tiêu dùng nhận ra rằng thực phẩm họ ăn tác động đến môi trường và mức độ tác động của thực phẩm đến môi trường ngày càng tăng là một yếu tố trong quyết định mua thực phẩm”. Nghiên cứu về vấn đề canh tác khẳng định đậu nành có khả năng cung cấp nhiều protein hơn trên mỗi đơn vị khí thải nhà kính so với 21 nguồn protein động vật và thực vật khác.
Bà Trezelene Chan, Giám đốc Phát triển Bền vững, Châu Á Thái Bình Dương, Kantar chia sẻ tại Hội thảo quốc tế Dinh dưỡng thực vật và Giải pháp Sức khoẻ thế kỷ 21
Tương tự, theo khảo sát, yếu tố thân thiện với môi trường của thực phẩm từ thực vật càng làm cho người tiêu dùng thấy thực phẩm này tốt hơn sức khỏe. 92% người tiêu dùng Việt Nam tin rằng sống theo cách thân thiện với môi trường hơn có thể cải thiện sức khỏe của họ vào năm 2022 (so với khu vực APAC: 78%). Trong khi đó, 47% người tiêu dùng Hoa Kỳ tin rằng các sản phẩm thay thế từ thực vật tốt hơn cho môi trường so với thịt động vật.
Thông tin từ Kantar Singapore còn cho thấy rất nhiều doanh nghiệp lớn tại châu Á đang nắm bắt tốt làn sóng tiêu dùng đạm thực vật hiện tại. Trong đó, Vinasoy đang đồng hành cùng người Việt “Thêm thực vật để khoẻ thật” theo xu hướng sống khỏe cùng dinh dưỡng thực vật, với các sản phẩm nổi bật là sữa đậu nành Fami đa dạng hương vị và VEYO Yogurt - sữa chua 100% từ thực vật đầu tiên tại Việt Nam.
NH