Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán kéo dài 9 ngày đã kết thúc, kéo theo đó là nỗi lo "hội chứng hậu nghỉ lễ" đang ám ảnh nhiều người. Sau những ngày vui chơi, thư giãn, việc quay trở lại guồng quay công việc thường nhật có thể là một thử thách không nhỏ. Theo nhà tâm lý học người Tây Ban Nha Angharad Albiach González, hội chứng hậu nghỉ lễ là một hiện tượng tâm lý phổ biến, biểu hiện qua hàng loạt cảm xúc tiêu cực như buồn bã, cáu kỉnh, lo lắng, thậm chí ảnh hưởng đến giấc ngủ và khẩu vị. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, các chuyên gia đã chỉ ra 4 phương pháp đơn giản, giúp bạn dễ dàng vượt qua giai đoạn chuyển giao này và tái hòa nhập cuộc sống đi làm bận thường nhật một cách suôn sẻ.
1. Tạo "giai đoạn đệm", tránh lao đầu vào công việc
Lời khuyên đầu tiên từ chuyên gia González là hãy tạo cho bản thân một "giai đoạn đệm" sau kỳ nghỉ. Thay vì ngay lập tức vùi đầu vào công việc ngập đầu, hãy dành ra 1-2 ngày để "hạ cánh mềm", từ từ khôi phục lại nhịp sinh hoạt thường ngày. Bạn có thể bắt đầu bằng việc dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại không gian làm việc, xem xét danh sách những việc cần làm. Đây là khoảng thời gian quý báu để cả thể chất và tinh thần dần thích nghi với nhịp điệu cuộc sống thường nhật sắp tới, tránh tình trạng áp lực ập đến bất ngờ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng.
2. Tránh khởi động tuần mới vào thứ Hai
Nếu điều kiện cho phép, các chuyên gia khuyến nghị nên tránh quay trở lại làm việc vào thứ Hai. Thứ Hai vốn được xem là ngày "khó khăn" nhất trong tuần, dễ khiến chúng ta cảm thấy "cả tuần còn dài đằng đẵng". Thay vào đó, việc lựa chọn ngày thứ Tư hoặc thứ Năm để bắt đầu tuần làm việc mới có thể rút ngắn thời gian làm việc trong tuần đầu tiên, giúp giai đoạn thích nghi trở nên nhẹ nhàng hơn.
3. Đặt mục tiêu vừa sức, giảm bớt lo âu
Sau kỳ nghỉ dài, núi công việc chất đống có thể khiến bạn cảm thấy áp lực tăng gấp bội. Để giải tỏa gánh nặng này, chuyên gia khuyên rằng hãy thiết lập những mục tiêu ngắn hạn, cụ thể và khả thi. Thay vì cố gắng ôm đồm hoàn thành tất cả mọi việc cùng một lúc, hãy ưu tiên giải quyết những nhiệm vụ cấp bách nhất. Cách tiếp cận từng bước, tuần tự này sẽ giúp bạn dần bắt nhịp lại với guồng quay công việc, giảm bớt cảm giác lo lắng do áp lực quá lớn gây ra.
4. Duy trì hoạt động thư giãn, kéo dài cảm giác xả hơi
Ngay cả khi đã trở lại công việc, đừng quên dành thời gian cho bản thân. Các chuyên gia gợi ý, sau giờ làm việc, bạn có thể sắp xếp các hoạt động thể thao, đọc sách, hoặc gặp gỡ bạn bè, người thân. Những khoảnh khắc thư giãn này giúp bạn duy trì cảm giác thoải mái của kỳ nghỉ, tránh sự hụt hẫng khi đột ngột quay về cuộc sống bận rộn. Việc này không chỉ làm giảm cảm giác khó chịu sau kỳ nghỉ mà còn duy trì trạng thái tâm lý tích cực, giúp bạn làm việc hiệu quả và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.
Lê Nguyên
-
Tài chính khó khăn, nam sinh Nhật Bản rủ nhau 'săn' phú bà
05-02-2025 08:35 07
-
Đốt pháo mừng năm mới, hot girl cháy luôn xe sang Mercedes-Benz
04-02-2025 14:55 31
-
Chuyên gia hướng dẫn 4 cách vượt qua hội chứng kỳ nghỉ sau Tết Nguyên đán
03-02-2025 14:45 38
-
Tự nhai thủy tinh tống tiền Haidilao, khách gian gặp kết đắng
24-01-2025 07:58 04
-
Ủ rượu Tết mời người thân, vợ bỏ mạng, chồng nguy kịch vì điều không ai ngờ
23-01-2025 07:33 31
-
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
22-01-2025 16:37 37