Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung thăm Cơ sở Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bến Tre vào đầu tháng 7/2020
Đổi mới phương pháp quản lý và điều trị
Theo Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bến Tre, hiện Cơ cở đang quản lý, điều trị cho 250 học viên, trong đó học viên cai nghiện bắt buộc là 185 người (08 nữ); học viên cai nghiện tự nguyện là 50 người (01 nữ) và số lượng học viên đang làm hồ sơ để vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 11 người. “Riêng 6 tháng đầu năm Cơ sở tiếp nhận 147 học viên. Trong đó, cai nghiện tự nguyện là 50 học viên (01 nữ); Cai nghiện bắt buộc là 97 học viên (03 nữ); không nơi cư trú 16 học viên, có nơi cư trú 81 học viên. Trong 6 tháng đầu năm giải quyết ra khỏi Cơ sở 168 học viên, trong đó cai nghiện tự nguyện là 79 học viên; cai nghiện bắt buộc là 85 học viên và chuyển án 4 học viên”. Số lượng học viên đông nhưng hiện Cơ cở chỉ có 60 nhân sự, vừa làm quản lý, điều trị, giáo dục, phục hồi và điều trị cho 250 học viên tại Cơ sở. Bên cạnh đó, Cơ sở còn điều trị ngoại trú cho hàng trăm đối tượng khác trong tỉnh bằng thuốc Methadone. Theo thông tin từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện, hiện toàn tỉnh có 1.008 người nghiện ma túy (tăng 116 người) so với năm 2019. Trong đó, có 768 người nghiện ma túy tham gia cai nghiện bằng các hình thức tập trung và điệu trị ngoại trú theo phác đồ của Cơ sở cai nghiện may túy của tỉnh.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nghe giáo viên dạy nghề của Cơ sở báo cáo về công tác đào tạo nghề cho các học viên
Theo ông Nguyễn Văn Dấu, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bến Tre, trên cơ sở thực hiện Đề án đổi mới công tác quản lý học viên do Cơ sở xây dựng, đã được UBND tỉnh phê duyệt, cho phép, năm 2019 Cơ sở đã tiến hành cơ cấu tổ chức lại các đơn vị nghiệp vụ và các khu quản lý học viên. Cụ thể, thực hiện theo đề án đổi mới đến nay Cơ sở có 04 phòng nghiệp vụ và 04 Ban Quản lý khu trực tiếp lý học viên. Phòng của học viên cũng được phân chia ra thành 04 khu riêng biệt (mỗi khu có đủ nhân viên y tế, nhân viên tư vấn, nhân viên quản lý học viên trực tiếp). Để dễ quản lý, học viên được phân loại theo từ khu. Mỗi khu lớn lại được chia ra từ 2 đến 3 khu nhỏ (mỗi khu không quá 45 người) như: Khu quản lý số 1: quản lý học viên cai nghiện tự nguyện và học viên mới cắt cơn; Khu quản lý số 2: quản lý học viên bắt buộc; Khu quản lý số 3: quản lý học viên nữ và học viên chuẩn bị được hòa nhập cộng đồng; Khu quản lý số 4: quản lý các học viên có thời gian cai nghiện lâu và có biểu hiện kích động.
Từ khi Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bến Tre xây dựng khung nhân sự theo Đề án tổ chức lại Cơ sở, cán bộ đã được điều chỉ cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị trong gia đoạn mới. Cụ thể, hiện Cơ sở có 28 cử nhân đại học với các chuyên ngành bác sỹ, sư phạm, Luật, Công tác xã hội; 13 trung cấp; 19 tốt nghiệp trung học phổ thông. Toàn bộ nhân viên của Cơ sở hiện cơ bản đã đáp ứng yêu cầu chuyên môn, vị trí việc làm. Tuy nhiên, hiện Cơ sở mới có 01 bác sỹ đa khoa thực hiện quản lý và nhiệm cụ chuyên môn, để đảm bảo công tác điều trị, chăm sóc cho học viên. Tuy nhiên, theo Đề án mới thì Cơ sở còn chưa đủ nhân sự là bác sỹ chuyên khoa. Theo đó, Cơ sở đang tổ chức thực hiện xét tuyển 01 viên chức là bác sỹ. “Khi nhận sự đủ theo quy định, Cơ sở sẽ xin phép mở thêm hoạt động khám bệnh. Nhưng với tính đặc thù của Cơ sở nên việc xét tuyển bác sỹ gặp nhiều khó khăn”: ông Nguyễn Văn Dấu cho hay.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung hỏi chuyện, một học viên (diện cai tự nguyện) đã mang nhiều sách vào phòng để đọc
Phương pháp quản lý, lấy học viên làm trung tâm
Theo Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bến Tre, khâu tiếp nhận học viên được thực hiện đúng quy trình, quy định. Ngay từ khâu tiếp nhận, sàng lọc đến khâu đánh giá, phân loại học viên đều được thực hiện theo nội quy của Cơ sở và theo quy trình của Đề án dổi mới. Qua công tác này, Cơ sở nắm rõ được tiền án, tiền sự, thời gian sử dụng ma túy, loại ma túy sử dụng, hoàn cảnh gia đình và mối quan hệ bên ngoài của học viên,… Tiếp theo mới đến khâu bố trí, phân loại phòng ở cho phù hợp với từng học viên. Việc quản lý, định kỳ hằng tháng, hằng quý, từng giai đoạn Cơ sở lại có đánh giá về quá trình rèn luyện của học viên, có thực hiện đúng theo nội quy, quy định hay không? để tiếp tục luôn chuyển nơi ở cho phù hợp, đúng quy trình, quy định của Đề án.
Về quy trình cai nghiện, Cơ sở thực hiện nghiêm theo phác đồ của Bộ Y tế. Cụ thể, thời gian cai nghiện của học viên được phân theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu được tính từ khi tiếp nhận, phân loại, điều trị cắt cơn đến khâu giải độc. Giai đoạn tiếp theo là giáo dục, tư vấn đến phục hồi hành vi; Giai đoạn ba là lao động trị liệu và đào tạo nghề cho học viên; Cuối cùng là giai đoạn phòng, chống tái nghiện chuẩn bị tâm lý để học viên tái hòa nhập cộng đồng. Công tác quản lý sau cai nghiện được triển khai thực hiện đến cơ sở, người nghiện ma túy sau khi chấp hành hết thời gian áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc được Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh tổ chức bàn giao lại cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo quy định.
Phương pháp quản lý, lấy học viên làm trung tâm, đảm bảo không để học viên ăn chung, dùng chung đồ cá nhân. Cơ sở đã xây dựng và thực hiện đề án: định kỳ mỗi tuần kiểm tra 02 lần, mỗi lần đều có cán bộ và nhân viên quản lý trực tiếp đến thăm, kiểm tra phòng ở của học viên, kịp thời phát hiện, thu hồi, xử lý thẩm lậu vật cấm vào Cơ sở. Thực hiện việc quản lý này, sẽ phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng “đại ca, đại bàng” trước khi học viên có biểu hiện kích động.
Các học viên Cơ sở cai nghiện tỉnh Bến Tre làm vệ sinh sau giờ lao động
Để làm tốt công tác quản lý, ổn định an ninh trật tự theo Đề án, Cơ sở đã xây dựng và ban hành nội quy, quy chế và quản lý học viên; Nội quy trong việc thăm gặp giữa học viên với gia đình. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Công an các huyện và các xã giáp danh giới để thực hiện phương án phòng chống bạo động, trốn trại tập thể,… Song song với công tác này, Cơ sở phân công và cử cán bộ, nhân viên tham gia các buổi họp tổ dân tự quản của các ấp trên địa bàn trú đóng; Thường xuyên thông tin tình hình học viên tại Cơ sở và cung cấp số điện thoại liên cán bộ Cơ sở cho người dân biết. Qua đó, khi có hiện tượng bất thường của các học viên người dân sẽ chủ động thông báo với Cơ sở.
Theo ông Nguyễn Văn Dấu, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bến Tre, thực hiện Đề án đổi mới, công tác cảm hóa, giáo dục, giao lưu văn hóa văn nghệ, phổ biết kiến thức pháp luật cho học viên được Cơ sở tập trung đẩy mạnh. Cụ thể, Cơ sở đã luôn tập trung đẩy mạnh công tác tư vấn cho từng cá nhân và tư vấn theo nhóm cho các học viên. Qua đó, Cơ sở nắm bắt kịp thời tư tưởng, tâm lý, hoàn cảnh gia đình của từng học viên để có các biệt pháp hỗ trợ, giúp đỡ; Nhất là những khi học viên có biểu hiện kích động hay các vấn đề về tâm sinh lý. Song song với hoạt động trên, Cơ sở còn thường xuyên tổ chức gặp gỡ, họp mặt với gia đình học viên để thông tin kịp thời cho họ biết về phương pháp quản lý, điều trị và thông tin về tình hình sức khỏe của các học viên. Qua đó, gia đình cùng với Cơ sở cùng động viên con em tích cực trong công tác cai nghiện, thực hiện đúng nội quy, quy định trong sinh hoạt hằng ngày.
Bữa cơm trưa của học viên tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bến Tre
Bên cạnh công tác chuyên môn, ông Nguyễn Văn Dấu còn chia sẻ thêm về công tác tài chính. Theo ông Dấu, đối với học viên cai nghiện bắt buộc và tự nguyện đầu được Cơ sở thực hiện theo đúng Thông tư số 117/2017/TT-BT ngày 6 tháng 11 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc…; Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND ngày 03/7/2019 của HĐND tỉnh quy định về chế độ hỗ trợ và mức đóng góp đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và tại Cơ sở cai nghiện ma túy công lập. Căn cứ vào những quy định trên, Cơ sở đã ban hành các quy chế quản lý nguồn kinh phí theo đúng quy định, thực hiện đúng các chế độ dành cho học viên tham gia cai nghiện tự nguyện và bắt buộc. Qua những hoạt động trên đã giúp học viên yên tâm trong quá trình cai nghiên tại Cơ sở.
Đánh giá về Đề án đổi mới của Cơ sở, bà Nguyễn Thị Bé Mười, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre cho rằng, việc thực hiện Đề án đổi mới trong công tác cai nghiện ma túy, Cơ sở cai nghiện trên địa bàn đã thay đổi cách quản lý, người tham gia cai nghiện theo hướng thân thiện. Các hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy của tỉnh đã đi vào ổn định, học viên chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ sở. Công tác quản lý, giáo dục tư vấn, điều trị nghiện kết hợp với hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, lao động trị liệu được Cơ sở cai nghiện triển khai thực hiện có hiệu quả tốt.
Đăng Hải
-
Bắc Giang: Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác rà soát hộ nghèo năm 2024
12-09-2024 18:03 02
-
Những chuyến xe nghĩa tình chở thực phẩm LC Foods chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc
12-09-2024 18:02 59
-
Lâm Đồng: Tăng cường phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
19-07-2024 17:31 04
-
AIA trao gói hỗ trợ cho gia đình và trẻ em chịu ảnh hưởng của bão Yagi
11-09-2024 09:32 30
-
Vinamilk và Quỹ sữa năm 2024: Gắn nửa triệu hộp sữa cùng trẻ em khó khăn đến trường
11-09-2024 00:29 58
-
Khẩn trương ứng phó, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
10-09-2024 17:26 22