Đắk Lắk: Dự kiến năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,5 - 2,0%
(LĐXH) - Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo. Dự kiến năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 1,5 - 2,0%; hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 3,0 – 4,0%.
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo năm 2024
Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 1,82%/năm, từ 12,79% cuối năm 2021 xuống còn 9,15% cuối năm 2023, đạt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu kế hoạch 1,5-2,0%/năm); tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 3,52%, từ 26,74% cuối năm 2021 xuống còn 19,7% cuối năm 2023, đạt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu kế hoạch 3,0-4,0%/năm). Tỷ lệ huyện thoát khỏi tình trạng nghèo: Dự kiến đến năm 2025 có 01/02 huyện thoát nghèo (huyện M’Drắk), tỷ lệ 50%.
Công tác giảm nghèo bền vững được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể quan tâm, chỉ đạo trở thành nhiệm vụ, mục tiêu ưu tiên, được cụ thể hóa thành Chương trình của Tỉnh ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, kế hoạch của UBND các cấp và của từng đơn vị. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội như: Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, các chính sách dạy nghề, khuyến nông, hỗ trợ về y tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý, tiền điện góp phần tạo việc làm, giảm nghèo và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Tổng vốn ngân sách thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trong 04 năm (2021-2024) là 1.238.134 triệu đồng, bao gồm: Vốn đầu tư phát triển 566.833 triệu đồng (Ngân sách Trung ương là 515.333 triệu đồng; Ngân sách tỉnh là 51.500 triệu đồng); Vốn sự nghiệp 591.289 triệu đồng (Ngân sách Trung ương là 538.379 triệu đồng; Ngân sách tỉnh là 52.910 triệu đồng); Nguồn huy động hợp pháp khác 70.012 triệu động.
Tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo phổ biến, quán triệt, triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đến các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức, cơ quan, đơn vị để xác định rõ các nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của Chương trình làm cơ sở tham mưu, giải quyết các chế độ, chính sách nhằm không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, nhất là hộ nghèo về mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội; khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của chính quyền, người nghèo; từ đó tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước để thoát nghèo, vươn lên khá giả; phát động phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn toàn tỉnh.
Công tác tổ chức, giám sát kiểm tra việc thực hiện Chương trình cũng được chú trọng triển khai. Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo theo từng lĩnh vực được phân công. Hằng năm, Sở Lao động - TBXH và UBND các huyện, thành phố phối hợp rất tốt trong công tác tổ chức rà soát, phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo định kỳ. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng đã tổ chức các đợt giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Người dân đã tích cực tham gia vào các hoạt động của chương trình, tham gia trực tiếp vào từ khâu đầu tư chuẩn bị, tổ chức thực hiện, nghiệm thu và bàn giao các công trình, đặc biệt đối với các chương trình, chính sách người dân được thụ hưởng trực tiếp.
Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên, trong giai đoạn 2021-2024, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện chính sách hỗ trợ học phí, chi phí học tập, hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở cho 72.480 lượt học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, DTTS với kinh phí thực hiện 256 tỷ đồng. Cấp 3,29 triệu lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo và các đối tượng được ngân sách hỗ trợ do ngành Lao động – TBXH quản lý (trong đó có 332.990 lượt người nghèo), với số tiền là 2.493 tỷ đồng. Ngành Tư pháp đã cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí 512 vụ việc, trong đó có 99 lượt người nghèo và 215 lượt người dân tộc thiểu số cư trú tại các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ tiền điện cho 203.672 hộ nghèo với số tiền hỗ trợ 135,9 tỷ đồng. Đối với chính sách tín dụng ưu đãi, đã giải quyết cho vay đối với 148.260 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách, với doanh số cho vay là 5.915 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 7.484 tỷ đồng, số khách hàng dư nợ 206.894 hộ (trong đó dư nợ hộ nghèo là 1.664 tỷ đồng, với 38.472 khách hàng./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
LC Foods nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương tới trẻ em nghèo
22-11-2024 18:20 22
-
Ổn định việc làm trao cơ hội và động lực giảm nghèo cho người dân ở Kim Bôi
22-11-2024 18:20 18
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
-
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
20-11-2024 14:36 55
-
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
19-11-2024 19:05 09
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
- Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
- Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới