Xã hội
Đắk Lắk tập trung đẩy mạnh công tác cai nghiện và tái hoà nhập cộng đồng cho người sau cai
10:51 AM 21/04/2021
(LĐXH) – Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm và đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là công tác cai nghiện, tái hoá nhập cho người nghiện sau cai và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Cán bộ Cơ sở Điều trị cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk tư vấn cho học viên sau cai nghiện học nghề

Ông Hoàng Công Vỹ - Phó Chi cục trưởng, Phụ trách Chi cục Phòng, chống tệ nạn và xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết: Trong năm 2020, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu cho Sở LĐ - TB&XH trình UBND tỉnh ban hành các văn bản, Quyết định, Kế hoạch về chương trình phòng, chống tế nạn xã hội, điều trị, cai nghiện ma túy một cách đồng bộ nên việc triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đồng thời, tham mưu cho Sở  Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh thành lập thí điểm mô hình Điểm hỗ trợ, tư vấn đối với người nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Ngoài ra, Chi cục còn phối hợp với các cơ quan, ban ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội trong cộng đồng dân cư, các địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma túy, mại dâm, tệ nạn mua bán người, đặc biệt là các nhóm có nguy cơ cao về sử dụng ma túy với nhiều hình thức thích hợp, phong phú để các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ mối hiểm họa từ tệ nạn xã hội nói chung, tính cấp bách của công tác phòng, chống và điều trị cai nghiện ma túy, tệ nạn mua bán người nói riêng. Đối tượng được tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, có vai trò dẫn dắt và lan tỏa, trong đó chú trọng đến đội ngũ cán bộ, công chức trong các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã, phường, thị trấn. Đồng thời lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống ma tuý và các phong trào, cuộc vận động “Toàn dân tham gia phòng, chống ma túy”.

Học viên Cơ sở Điều trị cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk trong giờ lao động sản xuất

Bên cạnh đó, Chi cục còn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức 08 lớp tập huấn tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật, kiến thức, mô hình dự phòng giảm tác hại và các dịch vụ hỗ trợ an sinh xã hội cho người nghiện, người sau cai nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán  cho đội ngũ cán bộ, công tác trong các tổ chức chính trị - xã hội như: UBMTTQ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh) tại 184 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, với số lượng trên 602 người tham gia.

Ngoài ra, còn tổ chức 01 lớp tập huấn tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và mua bán ngườig cho hơn 100 công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã, phường, thị trấn và cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Bên cạnh đó, phối hợp với Tỉnh đoàn Đắk Lắk tổ chức Hội thi tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội trong đoàn viên, thanh thiếu niên tại các đơn vị thành đoàn Buôn Ma Thuột, huyện đoàn Buôn Đôn, huyện đoàn Ea Súp, huyện đoàn Krông Ana và huyện đoàn Cư Mgar; Phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tổ chức giải thể thao tại Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk với hơn 500 người tham gia, qua đó góp phần nâng cao thể chất, tinh thần cho người bệnh; tạo môi trường thân thiện, gần gủi, tích cực giữa người cai nghiện với đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động tiếp thêm ý chí, động lực, quyết tâm cai nghiện và từ bỏ sử dụng ma túy. Ngoài ra, Chi cục còn tổ chức Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy, Ngày quốc tế phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy. Đồng thời, xây dựng, lắp đặt mới hệ thống panô tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy đạt trên 90% số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh (14/15 huyện, thụ thành phố);  In ấn, căng, treo trên 100 băng rôn và 200 phướn có nội dung tuyên tuyền về tác hại, nguy cơ, hiễm họa tệ nạn ma túy tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và các trường THCS, THPT, các cơ sở khám, chữa bệnh, nơi công cộng, bến xe, cụm công nghiệp...

Học viên học nghề đan ghế nhựa tại Cơ sở Điều trị cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk

Cùng với đó, Chi cục còn tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác tư vấn hỗ trơ, dự phòng cai nghiện ma túy, phòng ngừa tệ nạn mại dâm và mua bán người ở cấp xã, phường, thị trấn từng bước được củng cố, nâng cao và cơ bản bảo đảm đủ khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, kết quả đã có 60% cán bộ tham gia làm công tác cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng được đào tạo, tập huấn, trang bị cơ bản về chính sách, pháp luật, kiến thức về ma túy (552 người/920 người). 65% cán bộ, công chức công tác tại các Tổ chức chính trị-xã hội cấp xã, phường, thị trấn được tập huấn tuyên truyền về tác hại, hiễm họa ma túy, mô hình dự phòng và các dịch vụ an sinh xã hội đối với người nghiện, người sau cai nghiện ma túy (602/920 người). 54% công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã, phường, thị trấn được tập huấn tuyên truyền về mô hình hỗ trợ, tư vấn đối với người nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán (100/184 người).

Với những nỗ lực đó, kết quả trong năm 2020, công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Tính đến cuối năm 2020, số người nghiện ma túy trên địa bàn có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ điều trị, cai nghiện phục hồi tái hòa nhập cộng đồng là 1.193 người, đạt tỷ lệ 108% so với chỉ tiêu Kế hoạch của UBND tỉnh giao (1.193 /1.106 người).  Trong đó, điều trị bằng thuốc thay thế Methadone: 283 người, cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở: 454 người, cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án: 398 người; cai nghiện tự nguyện tại gia đình cộng đồng: 58 người; cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng không có kết quả. Tại thời điểm 15/12/2020, Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh đang quản lý, cai nghiện phục hồi cho 434 người (tự nguyện: 39 người, theo Quyết định của Tòa án 395 người).

 Bên cạnh đó, các đơn vị đã hỗ trợ  người cai nghiện và người sau cai nghiện ma tuý được học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi. Tính đến cuối năm 2020 100% số người nghiện ma tuy đang quản lý, cai nghiện phục hồi được bố trí học nghề lao động trị liệu, tương đương 1.036 lượt người. 17% số người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng được dạy nghề và cấp chứng chỉ sơ cấp (chủ yếu là trồng trot, chăm sóc cây cà phê; may mặc dân dung), tương đương 100 người. Cùng với đó, tỉnh còn tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở trên địa bàn tỉnh và có các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng này có để sớm tái hòa nhập cộng đồng.

Theo ông Hoàng Công Vỹ,  trong năm qua  mặc dù Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của địa phương có nhiều điểm sáng và đã đạt được nhiểu kết quả đáng ghi nhận. Song, vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện. Nguyên nhân là do đa số các địa phương từ cấp huyện đến cấp xã thiếu kinh phí bố trí cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; đội ngũ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cấp cơ sở chủ yếu là kiêm và thường xuyên luân chuyển vị trí công tác làm hạn chế kết quả, hiệu quả phòng, chống tệ nạn xã hội.

Học viên học nghề đan ghế nhựa tại Cơ sở Điều trị cai nghiện ma tuý tỉnh Đắk Lắk

Người cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình và cộng đồng đạt kết quả rất thấp và kém hiệu quả, tỷ lệ số người được cai nghiện so với tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tuy có chuyển biến nhưng chưa cao (đạt dưới 60% năm). Số người hoàn thành các hình thức cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng được dạy nghề, tạo việc làm rất thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra. Các chương trình hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, gắn chương trình dạy nghề, tạo việc làm cho người sử dụng, người sau cai nghiện ma túy còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ.

Vì vậy, để giải quyết những tồn tại và hạn chế nêu trên, trong năm 2021 Chi cục Phòng, chống tệ nạn và xã hội tỉnh tiếp tục đề ra các mục tiêu và giải pháp pháp trọng tâm để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, như: Chủ động, tích cực tham mưu các văn bản chỉ đạo, điều hành về phòng, chống tệ nạn xã hội theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp về kiến thức cơ bản về phòng, chống tệ nạn xã hội góp thực hiện đạt được các kế hoạch, chỉ tiêu được giao trong năm 2021.

Hoàng Cảnh

 

 

 

 

 

 

Từ khóa: