Điện Biên: Tăng cường quản lý lao động di cư vùng biên giới trong bối cảnh dịch Covid-19
(LĐXH) - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, các cấp, ngành tỉnh Điện Biên đã tăng cường kiểm soát, giám sát chặt chẽ lao động phổ thông vùng viên giới để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh.
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên, tính đến hết tháng 6/2021, lực lượng lao động toàn tỉnh là 364.573 người, chiếm 58,39% dân số; trong đó, lực lượng lao động thành thị 49.263 người (chiếm 13,51%), lao động nông thôn là 315.310 người (chiếm 86,49%). Tổng số lao động tham gia nên kinh tế quốc dân 362.598 người, chiếm 99,46% lực lượng lao động. Trong đó, lao động nữ là 177.665 người, chiếm 49%; lao động thành thị 47.650 người (chiếm 13,14%), lao động nông thôn 314.948 người (chiếm 86,86%). Chia theo nhóm ngành kính tế, lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản là 260.103 người, chiếm 71,73%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là 37.159 người, chiếm 10,24%; lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 65.336 người, chiếm 18,02%.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 4.475 lao động, đạt 50,85% so với kế hoạch, tăng 3,58% so với cùng kỷ năm trước; trong đó, thông qua Quỹ quốc gia về việc làm là 669 lao động, đạt 60,82% so với kế hoạch; cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh 962 lao động, đạt 64,13% so với KH, tăng 18,03 % so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra, theo số liệu báo cáo của Công an tỉnh, trong 6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh số xuất cảnh trái phép, số tự quay về và số bị bắt trao trả đều giảm so với cùng kỳ năm 2020. Qua thống kê nắm bắt địa bàn, hiện có 08 người (xuất cảnh trước năm 2021) chưa trở về địa phương nơi thường trú (giảm 353 người so với cùng kỳ năm 2020), 97 người từ Trung Quốc đã trở về địa phương (giảm 672 người so với cùng kỳ năm 2020). Cùng với đó, không có hoạt động công dân xuất nhập cảnh qua cửa khẩu, lối mở đi lao động ở nước ngoài do những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19.
Tính đến hết tháng 6/2021, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã tiếp nhận, xử lý 33 trường hợp người Việt Nam lao động bất hợp pháp do lực lượng chức năng phía Trung Quốc trao trả qua lối mở A Pa Chải. Các trường hợp trên đã được xác minh và bàn giao cho cơ sở y tế áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-]9 theo quy định. Có 680 công dân các huyện vắng mặt trên địa bàn nghi xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động; 94 công dân trở về địa phương được chính quyền các huyện quản lý theo dõi. Ngoài ra, không có trường hợp đăng ký, tuyển dụng lao động sang Trung Quốc làm việc theo hình thức hợp đồng cá nhân thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tỉnh cũng không phát hiện trường hợp người Trung Quốc nào nhập cảnh trái phép vào địa bàn để lao động bất hợp pháp.
Kết quả xác minh của lực lượng công an và biên phòng cho thấy, số lao động vượt biên sang Trung Quốc chủ yếu là lao động phổ thông, thời vụ với các công việc như bốc vác ở các chợ gần biên giới, làm công nhân trong các nhà máy, trang trại chăn nuôi, trông chuỗi, trồng chè, trồng mía với công việc không thường xuyên, thời gian làm việc kéo dài khoảng 12 giờ/ngày, thu nhập từ 6 đến 12 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, hoạt động qua lại của công dân sang biên giới Trung Quốc làm việc tuy giải quyết được vấn để việc làm trước mắt, có thêm thu nhập, song hình thức lao động chủ yếu vấn là tự phát, theo từng nhóm nhỏ lẻ, không ký kết hợp đồng lao động, không có các quy định ràng buộc nên hầu hết lao động sang Trung Quốc làm việc không được các tổ chức chính trị xã hội bảo vệ theo quy định của pháp luật như không được cấp phép; thường xuyên bị lực lượng chức năng phía Trung Quốc truy quyét, một số bị bắt giam, phạt tiền sau đó trả về Việt Nam. Có trường hợp người sử dụng lao động giữ lại một phần tiền công nếu không tiếp tục làm việc thì người lao động không được nhận lại; người lao động phải trả một khoản phí cho môi giới đưa trôn sang Trung Quốc; khi xảy ra tai nạn lao động hoặc vụ việc ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng thì các cơ quan chức năng rất khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Trước thực trạng về lao động di cư vùng biên giới, nhằm giải quyết việc làm cho lao động phổ thông tại các vùng giáp biên giới với Trung Quốc, đặc biệt là ứng phó trước tình hình dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 22/01/2021 về giải quyết việc làm năm 2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Công an tỉnh ban hành Văn bản số 220/CAT-PV0I ngày 14/3/2021 về tấn công trấn áp tội phạm tổ chức đưa người xuất nhập cảnh trái phép để phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, các cấp, các ngành, địa phương đã tích cực thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xuất, nhập cảnh, cư trú, về việc làm như: Luật Việc làm, Luật Cư trú; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh; các Nghị định, Chỉ thị và Thông tư hướng dẫn; triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động; tuyên truyền thực hiện các biện pháp và vận động chấp hành việc cách ly người lao động tại cơ sở y tế, nơi cách ly tập trung và cách ly tại gia đình nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bản.
Tính đến hết tháng 6/2021, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã tiếp nhận, xử lý 33 trường hợp người Việt Nam lao động bất hợp pháp do lực lượng chức năng phía Trung Quốc trao trả qua lối mở A Pa Chải. Các trường hợp trên đã được xác minh và bàn giao cho cơ sở y tế áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-]9 theo quy định. Có 680 công dân các huyện vắng mặt trên địa bàn nghi xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động; 94 công dân trở về địa phương được chính quyền các huyện quản lý theo dõi. Ngoài ra, không có trường hợp đăng ký, tuyển dụng lao động sang Trung Quốc làm việc theo hình thức hợp đồng cá nhân thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tỉnh cũng không phát hiện trường hợp người Trung Quốc nào nhập cảnh trái phép vào địa bàn để lao động bất hợp pháp.
Kết quả xác minh của lực lượng công an và biên phòng cho thấy, số lao động vượt biên sang Trung Quốc chủ yếu là lao động phổ thông, thời vụ với các công việc như bốc vác ở các chợ gần biên giới, làm công nhân trong các nhà máy, trang trại chăn nuôi, trông chuỗi, trồng chè, trồng mía với công việc không thường xuyên, thời gian làm việc kéo dài khoảng 12 giờ/ngày, thu nhập từ 6 đến 12 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, hoạt động qua lại của công dân sang biên giới Trung Quốc làm việc tuy giải quyết được vấn để việc làm trước mắt, có thêm thu nhập, song hình thức lao động chủ yếu vấn là tự phát, theo từng nhóm nhỏ lẻ, không ký kết hợp đồng lao động, không có các quy định ràng buộc nên hầu hết lao động sang Trung Quốc làm việc không được các tổ chức chính trị xã hội bảo vệ theo quy định của pháp luật như không được cấp phép; thường xuyên bị lực lượng chức năng phía Trung Quốc truy quyét, một số bị bắt giam, phạt tiền sau đó trả về Việt Nam. Có trường hợp người sử dụng lao động giữ lại một phần tiền công nếu không tiếp tục làm việc thì người lao động không được nhận lại; người lao động phải trả một khoản phí cho môi giới đưa trôn sang Trung Quốc; khi xảy ra tai nạn lao động hoặc vụ việc ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng thì các cơ quan chức năng rất khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Trước thực trạng về lao động di cư vùng biên giới, nhằm giải quyết việc làm cho lao động phổ thông tại các vùng giáp biên giới với Trung Quốc, đặc biệt là ứng phó trước tình hình dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 22/01/2021 về giải quyết việc làm năm 2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Công an tỉnh ban hành Văn bản số 220/CAT-PV0I ngày 14/3/2021 về tấn công trấn áp tội phạm tổ chức đưa người xuất nhập cảnh trái phép để phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, các cấp, các ngành, địa phương đã tích cực thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xuất, nhập cảnh, cư trú, về việc làm như: Luật Việc làm, Luật Cư trú; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh; các Nghị định, Chỉ thị và Thông tư hướng dẫn; triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động; tuyên truyền thực hiện các biện pháp và vận động chấp hành việc cách ly người lao động tại cơ sở y tế, nơi cách ly tập trung và cách ly tại gia đình nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bản.
Nhiều vụ việc xuất, nhập cảnh trái phép bị BĐBP và các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ thời gian gần đây
Chính quyền cấp cơ sở làm tốt công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng như tổ chức vận động nhân dân phối hợp tuần tra biên giới, cung cấp thông tin về người lao động địa phương và ngăn chặn tình trạng người Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài.
BCH Bộ đội biên phòng tỉnh duy trì tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát chốt chặn biên giới qua các cửa khâu, lối mở, đường mòn với 76 tổ chốt/531 cán bộ chiến sĩ kiểm soát dịch bệnh đê kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập cảnh qua biên giới Trung Quốc vào địa bàn tỉnh.
Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép, tội phạm tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài, ở lại nước ngoài trái phép. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Công an tỉnh không thực hiện cấp hộ chiếu, giấy thông hành cho công dân tỉnh Điện Biên đi Trung Quốc với mục đích lao động tại khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài ra, lực lượng công an đã phối hợp với lực lượng Bộ đội biên phòng đầu tranh triệt phá 04 đường dây, khởi tố 04 vụ, 29 bị can về hành vị tô chức đưa 35 người Trung Quốc xuất, nhập cảnh trái phép. Các phòng chức năng, Công an các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát, thông kê số đối tượng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đề tuyên truyền vận động thân nhân, gia đình ở lại địa bàn, không xuất, nhập cảnh trái phép góp phần kiểm soát dịch bệnh tạicác tuyên biên giới.
BCH Bộ đội biên phòng tỉnh duy trì tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát chốt chặn biên giới qua các cửa khâu, lối mở, đường mòn với 76 tổ chốt/531 cán bộ chiến sĩ kiểm soát dịch bệnh đê kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập cảnh qua biên giới Trung Quốc vào địa bàn tỉnh.
Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép, tội phạm tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài, ở lại nước ngoài trái phép. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Công an tỉnh không thực hiện cấp hộ chiếu, giấy thông hành cho công dân tỉnh Điện Biên đi Trung Quốc với mục đích lao động tại khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài ra, lực lượng công an đã phối hợp với lực lượng Bộ đội biên phòng đầu tranh triệt phá 04 đường dây, khởi tố 04 vụ, 29 bị can về hành vị tô chức đưa 35 người Trung Quốc xuất, nhập cảnh trái phép. Các phòng chức năng, Công an các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát, thông kê số đối tượng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đề tuyên truyền vận động thân nhân, gia đình ở lại địa bàn, không xuất, nhập cảnh trái phép góp phần kiểm soát dịch bệnh tạicác tuyên biên giới.
Tuy nhiên, công tác quản lý lao động di cư trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do địa hình hiểm trở, nhiều đường mòn qua lại giữa hai bên, việc phát hiện, xử lý các đối tượng trong các đường dây đưa đón người xuất cảnh trái phép gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19, việc tập trung đông người để tuyên truyền, họp dân để phô biến chủ trương, chính sách, pháp luật về xuất nhập cảnh, quản lý đường biên mộc giới không được thực hiện.
Phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ giám sát đường biên giới chưa được đầu tư. Hoạt động lao động phổ thông xuất cảnh sang Trung Quốc làm thuê không chỉ diễn ra ở các huyện biên giới giáp Trung Quốc mà có ở các huyện khác trên địa bàn tỉnh, số lao động này chủ yêu xuất cảnh bất hợp pháp theo hình thức nhỏ lẻ, tự phát gây khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng khu vực biên giới.
Nhằm tăng cường công tác quản lý lao động di cư trên địa bàn, trong thời gian tới, tỉnh Điện Biên tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, nhất là các huyện, xã biên giới, đồng bào dân tộc về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ quyên biên giới quốc gia, các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú; tích cực vận động người dân, gia đình có thân nhân xuất cảnh trái phép trở về địa phương.
Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội đã và đang được triển khai. Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm tại chỗ, việc làm tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp ngoại tỉnh và xuất khẩu lao động. Tạo mở việc làm, có thu nhập ổn định tại chỗ (tại xã, thôn, bản) nhằm tạo việc làm ngay tại địa phương đề người dân có việc làm ổn định, tăng thu nhập, chăm lo đời sông vật chất, tỉnh thần, nhằm hạn chế tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép, góp phần bảo vệ an ninh, quốc phòng, chủ quyền biên giới, lãnh thổ. Tăng cường công tác bảo vệ biên giới, quản lý chặt chẽ đường mòn biên giới, các khu vực vành đai biên giới; đấu tranh triệt phá các tổ chức, cá nhân đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân chấp hành nghiêm các Hiệp định, Nghị định thư đã ký giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa; các Chỉ thị và Nghị định của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam; Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền; về tăng cường công tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài trong tình hình hiện nay. Tiếp tục phối hợp với nước bạn nắm bắt tình hình lao động Việt Nam tại Trung Quốc; kịp thời phối hợp xử lý, giải quyết các vấn đề lãnh sự, yếu tố lao động phổ thông sang lao động tại các địa phương của Trung Quốc; đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động; tăng cường công tác ngoại giao nhân dân phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực biên giới giữa 2 nước.
Hà Giang
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48