Hiệu quả chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt, nhà vệ sinh đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo tại huyện Định Hoá
(LĐXH) - Hiện nay, đời sống của người nghèo ở huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) từng bước được cải thiện thông qua việc tăng cường hỗ trợ các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh. Nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện đã được dùng nước sạch, nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, góp phần bảo vệ sức khỏe.
Theo kết quả rà soát hộ nghèo, đến cuối năm 2021, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, huyện Định Hóa có 4.596 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 17,39%, 3.922 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 14,84%. Để giảm tỷ lệ hộ nghèo theo hướng bền vững, huyện đã nghiên cứu, xác định rõ nguyên nhân nghèo của các hộ và đưa ra các giải pháp giảm nghèo phù hợp. Trong đó, các hộ nghèo thiếu hụt các chiều tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản chủ yếu tập trung ở các nhóm: Việc làm: 1.862 hộ (40,51%); bảo hiểm y tế: 1.981 hộ (43,10%); chất lượng nhà ở: 1.896 hộ (41,25%); nguồn nước sinh hoạt: 1.088 hộ (23,67%); nhà tiêu hợp vệ sinh: 3.078 hộ (66,97%); sử dụng dịch vụ viễn thông: 1.596 hộ (34,68%).
Từ việc xác định được nguyên nhân nghèo cụ thể, huyện Định Hóa đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp giảm nghèo có trọng tâm, trọng điểm ở các hộ thiếu hụt các chiều tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhờ đó công tác giảm nghèo của huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; tỷ lệ nghèo đa chiều của các xã đáp ứng tiêu chí nghèo đa chiều, góp phần xây dựng huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Đặc biệt, thực hiện chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh, trên địa bàn huyện có 59 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được quản lý vận hành theo quy định. Hiện nay, các hộ dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình. Tổng số hộ dân trên địa bàn huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh là 25.203/26.425 hộ, đạt 95,38%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 94,92% (2.502 hộ/2.636 hộ).
Bên cạnh đó, huyện Định Hóa đã thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh cho 1.542 hộ, xây dựng nhà tiêu 02 ngăn hợp vệ sinh cho 68 hộ. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 63,28% (1.668 hộ/2.636 hộ).
Để nâng cao tỷ lệ hộ gia đình, trong đó các hộ gia đình nghèo, cận nghèo được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, lãnh đạo UBND huyện luôn sát sao, đôn đốc bởi đây là nội dung tiêu chí quan trọng trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Hơn hết, việc được tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh là góp phần bảo vệ sức khỏe của từng người dân và cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, huyện đã linh hoạt các giải pháp trong huy động các nguồn xã hội hóa, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cùng chung tay, ủng hộ, giúp người dân xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Đặc biệt, phải kể đến vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân. Toàn huyện có 106.700 người, với 17 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 73,6% dân số toàn huyện. Với tỷ lệ dân số là đồng bào dân tộc thiểu số cao, còn nhiều tập quán lạc hậu, huyện đã phân công các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các thôn, bản đi từng nhà tuyên truyền, từ đó thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt hằng ngày chưa phù hợp của người dân.
Theo đánh giá, công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Định Hóa. Để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình trong thời gian tới, huyện tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững. Đồng thời quan tâm thực hiện các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, trong đó có chiều thiếu hụt về nước sạch và vệ sinh, góp phần cải thiện vệ sinh nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và xa hơn nữa là tạo điều kiện giúp bà con thoát nghèo bền vững.
Qua việc thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, UBND huyện Định Hóa rút ra bài học kinh nghiệm để làm tốt công tác giảm nghèo là phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp mang tính quyết định đến hiệu quả và tính bền vững của công tác giảm nghèo; Làm tốt công tác tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất, kinh doanh để thoát nghèo bền vững; Tập trung nguồn lực, hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho những địa phương còn khó khăn góp phần giảm nghèo bền vững; huy động được nguồn lực xã hội hóa, đặc biệt là trong công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; Làm tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, kinh doanh tạo giá trị sản phẩm cao; Xác định rõ nhu cầu hỗ trợ của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo; xây dựng kế hoạch, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cụ thể, sát thực, hiệu quả, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho từng hộ./.
Thu Hương
Từ khóa:
-
Quảng Ninh tích cực vận động nguồn lực xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
20-11-2024 17:42 05
-
Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12
24-12-2024 16:28 16
-
Hà Nội tọa đàm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách với người có công
24-12-2024 16:16 51
-
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
23-12-2024 22:22 36
-
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
23-12-2024 22:20 15
-
Ninh Thuận: Đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
13-12-2024 15:52 15
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00