Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
(LĐXH) – Xác định tạo việc làm ổn định cho người lao động là giải pháp quan trọng góp phần giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội của địa phương; những năm qua, huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã quan tâm triển khai hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2021-2025.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bình Sơn đặt mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sông, tăng thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 0,53 – 0,61%/năm; giảm từ 45 – 50%/tổng số hộ nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia; tỷ lệ hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 0,85 – 0,94%/năm; giảm khoảng 50%/tổng số hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia; hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững...
Để thực hiện mục tiêu đề ra, huyện đã triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ và các chương trình, dự án giảm nghèo. Trong đó, quan tâm thực hiện Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, đặc biệt là Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững. Với mục tiêu cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo...
Giai đoạn 2021-2025, huyện được phân bổ kinh phí gần 4,16 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: Ngân sách Trung ương 3,69 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 369 triệu đồng; ngân sách huyện 184 triệu đồng. Huyện đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, xây dựng các cơ sở dữ liệu giao dịch việc làm trực tuyến “việc tìm người - người tìm việc”; thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động. Đồng thời, tích cực phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ngãi mở các phiên giao dịch việc làm đến tận các xã, các địa bàn xa xôi, đi lại khó khăn, tạo điều kiện để người dân tiếp cận với thông tin về thị trường lao động để có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp.
Trong 2 năm 2022, 2023, với nguồn kinh phí được giao gần 1,6 tỷ đồng (ngân sách Trung ương gần 1,4 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 139 triệu đồng, ngân sách huyện 69,5 triệu đồng), huyện đã tổ chức Hội nghị tập huấn thu thập, cập nhật thông tin về người lao động trên địa bàn huyện cho 142 cán bộ, công chức và điều tra viên 22 xã, thị trấn, đã giải ngân số tiền 29,025 triệu đồng. In 122.962 biểu mẫu cấp cho điều tra viên ở các xã, thị trấn để thực hiện công tác điều tra, thu thập thông tin về người lao đông, đã giả ngân được 49,260 triệu đồng. 15/22 xã, thị trấn hoàn thành và đã nghiệm thu hơn 60.987 phiếu điều tra thông tin lao động; Công an các xã, thị trấn tiến hành nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Năm 2024, huyện được phân bổ kinh phí 1,55 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), trong đó: ngân sách Trung ương 1,35 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 135 triệu đồng, ngân sách huyện 67,4 triệu đồng. Huyện đã tập trung điều tra, thu thập thông tin về người lao động. Ngay từ đầu năm, huyện đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ngãi (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội chợ việc làm đầu Xuân Giáp Thìn. Tại đây, có gần 20 doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng trên 14.500 chỉ tiêu, với đa dạng ngành nghề và vị trí việc làm. Trình độ tuyển dụng từ lao động phổ thông có tay nghề đến trình độ Cao đẳng, Đại học. Trong đó lao động có trình độ đại học, Cao đẳng 2.000 chỉ tiêu; lao động trung cấp, công nhân kỹ thuật 1.632 chỉ tiêu; lao động sơ cấp và có nghề 3.610 chỉ tiêu, lao động phổ thông 7.346 chỉ tiêu. Ngành chức năng và doanh nghiệp cũng đã cung cấp thông tin về thị trường lao động nước ngoài có thu nhập cao và sẽ tuyển dụng 1000 lao động đi làm việc có thời hạn tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản.
Với nhiều hoạt động hỗ trợ việc làm được triển khai đã giúp người lao động trên địa bàn huyện tiếp cận với thông tin thị trường lao động, từ đó tìm được việc làm phù hợp, giúp ổn định thu nhập và cải thiện cuộc sống. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn 2,06%. Đời sống của người dân ngày càng được nâng lên./.
Thục Quyên
Từ khóa:
hỗ trợ việc làm bền vững
-
Quảng Ninh thực hiện tốt việc thu thập, cập nhật thông tin về người lao động và nhu cầu tuyển dụng
28-12-2024 09:34 37
-
Những kết quả nổi bật của Tiểu dự án 3 về Hỗ trợ việc làm bền vững
28-12-2024 09:05 51
-
Một số tồn tại, hạn chế trong triển khai Tiểu dự án 3 về Hỗ trợ việc làm bền vững
28-12-2024 09:04 47
-
Nam Định: Đa dạng các phiên giao dịch việc làm cho người lao động
29-11-2024 10:50 45
-
TP.HCM: Tổ chức gần 90 phiên giao dịch việc làm, kết nối cung – cầu lao động
27-12-2024 09:57 10
-
Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người nghèo tìm kiếm việc làm
27-12-2024 09:43 51