Huyện Hàm Thuận Nam: Nỗ lực giảm nghèo nhanh và bền vững
(LĐXH) - Huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) đang nỗ lực chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với mục tiêu giúp người nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo năm 2024 trên địa bàn huyện
Hàm Thuận Nam là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 28 km về phía Tây, có dân số 117.911 khẩu (30.471 hộ). Huyện có 12 xã, 01 thị trấn (trong đó có 01 xã đồng bằng, 06 xã miền núi, 02 xã vùng cao và 3 xã ven biển). Theo kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2023, toàn huyện có 677 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,19%; 1.167 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3.77%.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác để tổ chức điều hành, đôn đốc hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện. Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện và các tổ chức thành viên chủ động tổ chức giám sát việc thực hiện Chương trình tại 13/13 xã, thị trấn.
Huyện được phân khai thực hiện 05 dự án với tổng kinh phí thực hiện năm 2022 là 2,02 tỷ đồng; năm 2023 là 5,89 tỷ đồng. Trên cơ sở nội dung của từng dự án cụ thể, UBND huyện giao cho các cơ quan chuyên môn thuộc huyện triển khai thực hiện theo quy định. Tổ chức quản lý, phân bổ, sử dụng vốn đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Tính đến hết quý I/2024, đã giải ngân nguồn vốn năm 2022 đạt tỷ lệ 33,7%; năm 2023 đạt tỷ lệ 9,3%.
Từ nguồn vốn này, huyện đã phân bổ cụ thể cho các ngành để thực hiện các dự đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình. Trong đó năm 2023, đối với Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, đã phân bổ kinh phí 2,34 tỷ đồng cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện; Đối với Tiểu Dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với kinh phí 1,19 tỷ đồng đã phân bổ cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiểu Dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng, với kinh phí 361,9 triệu đồng đã phân bổ cho Trung tâm Y tế huyện.
Ngoài ra, huyện Hàm Thuận Nam đã triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1: Giảm nghèo về thông tin, thuộc Dự án 6 với kinh phí 224,2 triệu đồng, phân khai cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện; đã triển khai làm sản xuất mới các tác phẩm báo chí và các sản phẩm truyền thông khác để cung cấp nội dung thiết yếu cho xã hội; kinh phí sử dụng 224,2 triệu đồng, đạt tỷ lệ 100%. Về Tiểu Dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều, với kinh phí 141,5 triệu đồng, đã phân khai cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện triển khai làm pa nô, in sổ tay và phát hành tờ gấp tuyên truyền; kinh phí thực hiện 97,8 triệu đồng, đạt 69,2%.
Trong năm 2024, huyện Hàm Thuận Nam được UBND tỉnh phân bổ kinh phí 6,27 tỷ đồng, trong đó Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, có kinh phí 2,76 tỷ đồng giao cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện; Tiểu Dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với kinh phí 1,196 tỷ đồng phân cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
Bên cạnh đó, huyện đã chú trọng lồng ghép nguồn vốn sự nghiệp trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo. Trên địa bàn huyện có xã Mỹ Thạnh và xã Hàm Cần được thụ hưởng đủ 03 Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, do đó huyện đã chủ động lồng ghép các chương trình nhằm mang lại lợi ích tối đa cho đối tượng thụ hưởng. Thành lập 01 đoàn giám sát do Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện chủ trì thực hiện việc giám sát tại các địa phương; Tổ công tác thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững huyện giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện 01 cuộc kiểm tra tại các xã, thị trấn.
Có thể nói, với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự phối hợp đồng bộ của mặt trận, đoàn thể, các tổ chức xã hội, công tác giảm nghèo thời gian qua ở huyện Hàm Thuận Nam đã có những chuyển biến tích cực. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là chính sách về bảo hiểm y tế, hỗ trợ về giáo dục, chính sách tín dụng ưu đãi được thực hiện kịp thời. Nhờ đó, đời sống, thu nhập của người dân, nhất là người nghèo được cải thiện, từng bước nâng lên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác chỉ đạo triển khai ở một số địa phương chưa quyết liệt; việc huy động nguồn lực trong xã hội tập trung cho công tác giảm nghèo còn khó khăn. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách giảm nghèo ở một số địa phương chưa được thường xuyên; nhận thức, trách nhiệm của người dân tham gia vào công tác giảm nghèo còn hạn chế, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Việc tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung về định mức, quy trình thủ tục và hồ sơ còn gặp khó khăn, cần hướng dẫn cụ thể để tổ chức thực hiện. Do đó thời gian tới, huyện cũng đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung chi và định mức chi hỗ trợ cho từng dự án của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Huyện sẽ tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong việc tổ chức, triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững./.
Thu Hương
Từ khóa:
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
10-01-2025 19:53 38
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45
-
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
09-01-2025 08:39 32
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46