Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh tại khu vực miền Trung có mật độ ô nhiễm bom mìn cao, toàn tỉnh có 141/141 xã (phường) thuộc 9/9 huyện (thành phố, thị xã) bị ô nhiễm bom mìn vật nổ; diện tích đất tự nhiên hơn 5.000 km2, trong đó diện tích đất ô nhiễm bom mìn vật nổ khoảng 172.000 ha; chiếm hơn 34% diện tích, huyện A Lưới là một trong những khu vực có mật độ ô nhiễm cao. Đến cuối năm 2022, huyện có tổng diện tích ô nhiễm bom mìn vật nổ là 2.981 ha, cùng nhiều nạn nhân bom mìn. Trong nhiều năm qua, Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã chỉ đạo triển khai kịp thời, hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn.
Đại tá Giang Công Báu, Phó Tổng Giám đốc VNMAC phát biểu tại lễ phát động
Dự án Hành động bom mìn vì làng hòa bình Việt Nam – Hàn Quốc (KVPVP) do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ cho Việt Nam thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA); VNMAC là đơn vị chủ dự án với sự hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam. Dự án được triển khai từ năm 2023 - 2026 tại ba tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế; tập trung vào 4 trong 5 trụ cột của hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, bao gồm: Điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn; Hỗ trợ nạn nhân; Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; Tăng cường năng lực quản lý quốc gia trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn. Trong đó, hướng đến giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm bom mìn tại các cộng đồng bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ nhằm tạo dựng môi trường an toàn; đồng thời đưa ra các giải pháp xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội và nguồn sinh kế bền vững cho người dân.
Cuộc thi vẽ tranh “Đại sứ học đường chung tay phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ” dành cho học sinh Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện A Lưới diễn ra từ ngày 22/11 đến ngày 22/12/2024. Đây là hoạt động rất thiết thực, tạo sân chơi bổ ích, giúp các em hoc sinh tìm hiểu và cùng sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật, nâng cao ý thức, tuyên truyền tới người thân về các vấn đề liên quan đến nhận biết, phòng, tránh những hậu quả đáng tiếc do bom mìn, vật nổ sau chiến tranh gây ra.
Chương trình có sự tham gia của Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo đại diện cho 24 điểm trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện
Trên thực tế, chính nhờ có hướng đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa hiểu rõ sự nguy hiểm của bom mìn và các biện pháp phòng tránh, số vụ tai nạn do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh những năm gần đây đã giảm đáng kể. Việc tuyên truyền thông qua các hoạt động tại các trường/điểm trường là một hướng đi rất hiệu quả bởi tính trực quan và khả năng lan toả cao.
Được biết, thời gian các hoạt động tuyên truyền trên địa bàn A Lưới đã được triển khai đa dạng, giúp nhân dân và học sinh tại địa phương có nhận thức sâu sắc hơn về hậu quả bom mìn, vật nổ, từ đó phòng tránh những tai nạn thương tâm. Cùng với đó, địa phương cũng có nhiều chương trình nhằm hỗ trợ sinh kế, trợ giúp tốt hơn cho nạn nhân bom mìn./.
Trần Huyền
-
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương
06-01-2025 10:28 35
-
Dùng thuốc mua trên mạng, tiền mất mà tật còn nguyên
06-01-2025 08:22 56
-
Người hâm mộ đổ ra đường, hô vang “Việt Nam vô địch!”
06-01-2025 08:22 46
-
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
03-01-2025 17:05 48
-
Xe mô tô, xe máy được phép cải tạo từ tháng 1/2025
03-01-2025 15:22 03
-
Herbalife Việt Nam tài trợ Chương trình “Chào Năm Mới 2025” tại Hà Nội để khuyến khích lối sống năng động lành mạnh
03-01-2025 14:01 34