Một số khó khăn và nguyên nhân khi thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp ở Sơn La
(LĐXH) – Mặc dù đã có nhiều kết quả tích cực về thực hiện chính sách BHTN song trong quá trình triển khai, nhất là ở một số địa bàn đặc thù, Sơn La vẫn còn những khó khăn, vướng mắc… những nguyên nhân đã được chỉ ra và sẽ có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Về chuyên môn chủ yếu là lao động không có bằng cấp chứng chỉ, chiếm 87% nên hay thay đổi công việc; đại học chiếm 6%; số còn lại có bằng cấp chứng chỉ nhưng chủ yếu là trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp hoặc có chứng nhận chứng chỉ nghề sơ cấp, cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp. Nghề nghiệp trước khi người lao động thất nghiệp chủ yếu là nghề trong lĩnh thợ lắp ráp và nhóm nghề nghiệp khác.
Bên cạnh đó, công tác tư vấn giới thiệu cho người lao động thất nghiệp trở lại thị trường lao động chưa cao do thị trường lao động tại Sơn La chưa đa dạng, phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của lao động. Việc tư vấn học nghề, hỗ trợ học nghề còn thấp do các lĩnh vực, cơ sở đào tạo tại địa phương không nhiều vì vậy người lao động lựa chon học nghề chủ yếu vẫn là lĩnh vực đào tạo lái xe ô tô do sau khi học nghề người lao động dễ chuyển đổi nghề nghiệp hơn.
Mặc dù công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp, việc làm đã tăng cường trực tiếp qua bộ phận tư vấn ban đầu, qua điện thoại, Website, zalo... đến người lao động và người sử dụng lao động nhằm nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cũng như trách nhiệm của mình về tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong tháng đã tổ chức 02 hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm cho 200 lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm và huyện Phù Yên; tổ chức 01 hội nghị tập huấn thực hiện thủ tục hành chính về bảo hiểm thất nghiệp trên dịch vụ công và một cửa điện tử tỉnh Sơn La cho 21 cán bộ viên chức,người lao động của Trung tâm.
Sơn La là tỉnh miền núi phía Bắc, giao thông đi lại khó khăn nên công tác giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thất nghiệp cũng có nhiều hạn chế về mặt thời gian, không gian. Trình độ đào tạo của người lao động chủ yếu là không có trình độ bằng cấp dẫn đến việc giải quyết chế độ cho người lao động cần nhiều nhiều thời gian để thực hiện. Các công ty doanh nghiệp của tỉnh còn nhỏ, số lượng ít chưa đáp ứng được yêu cầu việc làm cho người lao động. Cơ sở đào tạo nghề chưa đa dạng về ngành nghề đào tạo để lao động lựa chọn trong hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp...
Với mục tiêu hướng tới an sinh xã hội và phát triển bền vững, những tháng cuối năm 2024 và giai đoạn tiếp theo, Trung tâm sẽ tiếp tục chủ động tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước đề xuất những chính sách về lao động, việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, dạy nghề... Cùng với đó xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện nhiệm vụ cũng như các giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.../.
NHB
-
Huyện Si Ma Cai (Lào Cai): Nhiều giải pháp hỗ trợ việc làm cho lao động nghèo
21-12-2024 19:25 34
-
Lạng Sơn: Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến
21-12-2024 19:25 29
-
Nam Định: Đảm bảo an toàn lao động để phát triển bền vững
10-12-2024 15:55 02
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
06-12-2024 15:35 46
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
03-12-2024 15:23 59
-
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
12-12-2024 12:17 55
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00