Ninh Thuận tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm dưới mọi hình thức
(LĐXH)- Để tăng cường phòng ngừa, tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm dưới mọi hình thức; gắn công tác phòng, chống mại dâm gắn với phòng, chống ma túy và phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm về mua bán người và xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em, ngày 1/11/2021, UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, thời gian qua, tỉnh đã triển khai đồng đồng bộ các biện pháp phòng, chống mại dâm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác này, giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội. Mặt khác, địa phương luôn bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, xử dụng các dịch vụ xã hội của người bán dâm, giảm tội phạm liên quan đến hoạt động mại dâm.
Đến nay, 7/7 huyện, thành phố đều có Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã, phường, thị trấn về phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Đây là nhân tố tích cực trong việc giúp chính quyền cơ sở, kiểm soát địa bàn, đặc biệt là các ổ nhóm, tụ điểm về ma túy, mại dâm trên địa bàn…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình hoạt động mại dâm ở Ninh Thuận còn diễn biến phức tạp, các hình thức hoạt động ngày càng tinh vi.
Ninh Thuận sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống mại dâm (ảnh minh họa)
Theo đó, tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 98% các huyện, thành phố và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan xây dựng chương trình, nội dung truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mại dâm bằng nhiều hình thức. Định kỳ hàng tháng, quý đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, tỉnh các thông tin về phòng, chống mại dâm.
Ít nhất 70% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; ít nhất 50% người lao động trong các khu công nghiệp; 70% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS; kiến thức về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản phù hợp với lứa tuổi…
100% huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm. Ít nhất 50% các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan triển khai lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm gắn với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
100% tố giác, tin báo, khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm được tiếp nhận, xác minh, phân loại, xử lý kịp thời. Rà soát, thống kê và đưa vào danh sách quản lý 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm trên địa bàn toàn tỉnh. 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm được kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm, ít nhất 01 lần/năm, thực hiện đến năm 2025. 100% các tụ điểm hoạt động mại dâm được xóa bỏ triệt để khi bị phát hiện; đấu tranh, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh có biểu hiện liên quan đến tệ nạn mại dâm và các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh. 100% các vụ án liên quan đến tệ nạn mại dâm được điều tra, truy tố và đưa ra xét xử.
Tỉnh phấn đấu xây dựng và triển khai 01 mô hình thí điểm về phòng ngừa mại dâm, hỗ trợ can thiệp giảm tác hại, phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS hoặc mô hình phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.
Trên 50% số người bán dâm được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ xã hội phù hợp khi có nhu cầu và người bán dâm được cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng. Duy trì 50/65 xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm; hàng năm, 100% xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn mại dâm (giai đoạn 2021 - 2025).
Ninh Thuận cũng đặt mục tiêu có 90% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ cấp tỉnh và 80% ở cấp huyện, cấp xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực phòng, chống mại dâm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác phòng, chống mại dâm; được hướng dẫn thực hiện các can thiệp giảm hại; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm, ít nhất 01 lần/năm.
Theo Kế hoạch, UBND tỉnh giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Ninh Thuận chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức và hướng dẫn thực hiện các biện pháp hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm. Chỉ đạo các địa phương thường xuyên triển khai hoạt động của Đội Công tác xã hội tình nguyện tại các xã, phường, thị trấn. Hàng năm, phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc ký cam kết, không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm, giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ với UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ sở kinh doanh hoạt động kinh doanh…
Lê Việt
Từ khóa:
-
Quảng Ngãi nỗ lực thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai
23-12-2024 22:42 50
-
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
23-12-2024 22:22 36
-
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
23-12-2024 22:20 15
-
Hiệu quả từ những chương trình, dự án giảm nghèo ở vùng biên giới biển Sóc Trăng
20-12-2024 14:09 26
-
Những tấm gương thương binh ở Nam Định vươn lên chiến thắng đói nghèo
23-12-2024 14:08 07
-
Chủ động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm
07-12-2024 14:11 39
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00