Chương trình đã được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức triển khai hiệu quả, tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp người nghèo, hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 1,26%/năm, đạt kế hoạch so với chỉ tiêu của Trung ương và HĐND tỉnh giao (giảm bình quân 1-1,5%/năm). Tỷ lệ hộ nghèo huyện nghèo ĐaKrông giảm bình quân 5,38%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh (4,5-5%/năm); Tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm bình quân trên 7,3%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao (trên 4%/năm). 03 xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã được công nhận xã nông thôn mới giai đoàn 2021-2025 (đạt chỉ tiêu so với KH của UBND tỉnh, vượt chỉ tiêu trung ương giao).
Theo Sở Lao động – TBXH tỉnh Quảng Trị, sở dĩ có được kết quả trên là do tỉnh đã chú trọng rà soát, hoàn thiện ban hành/sửa đổi bổ sung quy định thực hiện Chương trình kịp thời nhằm khuyến khích các tầng lớp tham gia hỗ trợ người nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững. Giao quyền cho địa phương trong việc xây dựng cơ cấu/điều chuyển vốn giữa các dự án, tiểu dự án thành phần, tạo sự chủ động cho địa phương trong việc điều chỉnh kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện Chương trình.
Đối với các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng, cần quy định về cơ chế tài chính rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tham gia vào các hoạt động cũng như thanh quyết toán kinh phí được hỗ trợ. Cấp uỷ, chính quyền các cấp phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của mình; huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội trong thực hiện Chương trình; phân công trách nhiệm cụ thể cho cấp ủy, đơn vị phụ trách hỗ trợ, giúp đỡ địa bàn nghèo, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; phân công đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo.
Đồng thời phát huy ý chí tự lực, tự cường của người dân, đặc biệt là người nghèo trong việc tham gia thực hiện dự án từ khả năng của bản thân họ, kết hợp với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và xã hội để thực hiện đạt mục tiêu đặt ra. Phát động mạnh mẽ phong trào đóng góp vào Quỹ vì người nghèo và huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa đến mọi tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp dân cư, nhằm huy động nguồn lực chia sẻ trách nhiệm cộng đồng để hỗ trợ người nghèo; Lồng ghép nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách giảm nghèo, vốn vay ưu đãi nhằm thực hiệu có hiệu quả các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình thường xuyên ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực thi chính sách, qua đó phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời. Thay đổi và tổ chức thường xuyên hoạt truyền thông về Chương trình nhằm phát hiện, phổ biến các mô hình điển hình có hiệu quả để học hỏi, nhân rộng, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về thực hiện Chương trình giảm nghèo./.
Hồng Phượng
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01