Thái Nguyên: Chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng An toàn khu
Những năm qua, cùng với chính sách chung cho vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Thái Nguyên còn ban hành các chính sách đặc thù, hỗ trợ vùng An toàn khu (ATK) phát triển. Nhờ đó, đời sống người dân ngày càng được cải thiện...
Vùng ATK chuyển mình
Để tạo điều kiện tốt nhất cho vùng DTTS, đặc biệt là vùng ATK phát triển, từ năm 2017 tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng DTTS đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020” (gọi tắt là Chương trình ATK). Chính sách này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng ATK, vùng DTTS phát triển. Hạ tầng cơ sở từng bước được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Các nhu cầu về y tế, thông tin được đáp ứng; trẻ em được đến trường, học tập, rèn luyện, giảm dần các tệ nạn xã hội…
Như tại huyện Định Hóa - nơi có 22 xã và thị trấn đều được công nhận là xã ATK, giờ đây đã có rất nhiều đổi thay. Nhiều nhà cao tầng mọc lên khang trang thay thế cho những ngôi nhà mái lá; người dân sắm sửa được những vật dụng tiện nghi; trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng kiên cố…Cơ cấu cây trồng, vật nuôi thay đổi theo hướng tích cực, đặc biệt người dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế như: chăn nuôi, trồng chè chất lượng cao.
Ông Ma Đình Hiệu, ở xóm Bản Quyên (Điềm Mặc, Định Hóa) phấn khởi chia sẻ: “Được sự quan tâm của Nhà nước, của tỉnh xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng tại địa phương nên chúng tôi rất vui. Bên cạnh đó, chúng tôi được hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua những mô hình như: trồng chè, làm du lịch cộng đồng…đã giúp đời sống của chúng tôi ngày càng được nâng cao”.
Tiếp tục lồng ghép nguồn lực đầu tư, hỗ trợ
Theo ông Nguyễn Minh Tú, Chủ tịch UBND huyện Định Hóa, tổng kinh phí của Chương trình 135 và Chương trình ATK bình quân là gần 70 tỷ đồng/năm. Với nguồn lực này, địa phương đã tập trung đầu tư vào hệ thống đường giao thông; trường học, trạm y tế; các công trình phúc lợi và hệ thống các hồ, đập phục vụ cho sản xuất…
Nhờ vậy đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện Định Hoá có bước phát triển mạnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,62% năm 2016 xuống còn 9,7% năm 2020; hàng năm tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 14,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người năm 2020; 100% số xã có đường nhựa đến trung tâm xã, trên 90% số thôn bản đã được bê tông hóa, 100% số thôn bản có điện lưới quốc gia…
Ông Nguyễn Thái Nam, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên nhận định: việc thực hiện đồng bộ Chương trình ATK và Chương trình 135 cũng như lồng ghép với các nguồn lực khác trên địa bàn đã góp phần to lớn cho phát kinh tế - xã hội của tỉnh.
“Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại các xã ATK, đặc biệt là tại các xã chưa về đích nông thôn mới. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng hạ tầng, hỗ trợ sinh kế, máy móc để phục vụ cho hoạt động sản xuất của từng địa phương”, ông Nguyễn Thái Nam nhấn mạnh.
Hoàng Quý
Từ khóa:
-
Kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở Long An
25-12-2024 16:52 58
-
Hiệu quả mô hình “Tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng” ở Đồng Nai
23-12-2024 16:37 15
-
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Tuổi Trẻ tổ chức Cuộc Thi Lan Tỏa Năng Lượng Tích Cực lần thứ năm liên tiếp
25-12-2024 16:19 46
-
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
20-12-2024 12:36 14
-
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân
16-12-2024 12:29 41
-
Nam Định: Quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi
25-12-2024 10:42 32
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00