Vào ngày 24/12/2024, trang báo uy tín Euronews cho biết 1.200 khách du lịch được sơ tán khỏi tháp Eiffel (Paris, Pháp) sau thông báo một đám cháy tại một trong số trục thang máy nằm giữa tầng một và tầng hai vào lúc 10h30 (giờ địa phương). Ngay sau đó, một số hình ảnh tháp Eiffel cháy phừng phừng được lan truyền trên mạng xã hội, khiến nhiều người lo lắng.
Công ty quản lý tháp Eiffel đã bác bỏ tin hỏa hoạn và cho biết sự cố chập điện đã kích hoạt hệ thống báo cháy. Tháp Effel tiếp tục mở cửa đón khách du lịch ngay sau khi việc kiểm tra, sửa chữa được hoàn tất. Bên cạnh đó, những bức ảnh về ngọn tháp mang tính biểu tượng này bị thiêu rụi trong cơn hỏa hoạn cũng được cơ quan chức năng đã xác nhận là sản phẩm của AI.
Đây là tin cháy giả thứ 2 về tòa tháp trong năm nay. Hồi giữa tháng 1, hình ảnh tháp Eiffel ngùn ngụt cháy cũng lan truyền trên mạng xã hội gây sốc cho người dân trên toàn thế giới.
Trước đó, nhiều bức ảnh gây xôn xao cộng đồng mạng cũng được xác định là ảnh tạo bằng AI, như bức ảnh "Giáo hoàng Francis mặc áo phao" hay cảnh "Tổng thống đắc cử Donald Trump bị bắt".
Sự phát triển của công nghệ AI kéo theo vấn nạn tin giả, tin sai sự thật bùng nổ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễu loạn, tạo ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Việc phân biệt ảnh thật và ảnh do AI tạo ra đang trở nên khó khăn hơn khi có sự xuất hiện của những công cụ tạo ảnh bằng AI như Midjourney, Dall-E. Hiện nay, chỉ với vài dòng mô tả và cú click chuột, bất cứ ai cũng có thể tạo ra những hình ảnh AI sống động như thật. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu để nhận biết hai loại ảnh này nếu quan sát kỹ và áp dụng các phương pháp kiểm chứng phù hợp.
Ảnh, video thật thường được chụp bằng máy ảnh, điện thoại di động và phản ánh trung thực những gì tồn tại trong thực tế. Các yếu tố như ánh sáng, bóng đổ, màu sắc và kết cấu vật thể trong ảnh thật sẽ tuân theo các nguyên tắc vật lý tự nhiên. Ví dụ, nếu một bức ảnh chụp cảnh hoàng hôn, màu sắc và ánh sáng trong ảnh sẽ đồng nhất, bóng đổ của vật thể sẽ có hướng và độ dài tương ứng với vị trí của nguồn sáng. Đồng thời, ảnh thật có thể chứa những chi tiết không hoàn hảo như hiện tượng nhòe, nhiễu hoặc các điểm mờ do chuyển động. Đây là các đặc điểm mà AI khó mô phỏng chính xác.
Ngược lại, ảnh, video tạo bởi AI, đặc biệt là từ các mô hình như Generative Adversarial Networks (GANs), thường có các đặc điểm bất thường nếu được quan sát kỹ. Một số dấu hiệu phổ biến bao gồm:
- Chi tiết không nhất quán: Các vật thể phức tạp như bàn tay, khuôn mặt hoặc các vật dụng trong ảnh đôi khi bị méo mó hoặc không đúng tỉ lệ. Ví dụ, bàn tay có thể có số ngón không đều, khuôn mặt có thể bị nhòe hoặc thiếu chi tiết ở vùng mắt, mũi, hoặc tai.
- Lặp lại một chi tiết nhiều lần: Trong ảnh do AI tạo ra, một số vùng có thể bị lặp lại một cách bất thường, đặc biệt là trong các chi tiết như nền trời, cỏ cây, hoặc hoa văn.
- Bóng đổ và ánh sáng không phù hợp: Ảnh AI đôi khi không tái hiện chính xác các hiệu ứng ánh sáng và bóng đổ tự nhiên, dẫn đến cảm giác "giả tạo" hoặc không chân thực.
- Độ sắc nét đồng đều: Ảnh thật thường có độ sâu trường ảnh rõ rệt, với các vật thể gần rõ nét hơn so với các vật thể xa. Trong khi đó, ảnh AI đôi khi duy trì độ nét đồng đều trên toàn khung hình, làm mất đi cảm giác không gian tự nhiên.
-
Kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở Long An
25-12-2024 16:52 58
-
Hiệu quả mô hình “Tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng” ở Đồng Nai
23-12-2024 16:37 15
-
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Tuổi Trẻ tổ chức Cuộc Thi Lan Tỏa Năng Lượng Tích Cực lần thứ năm liên tiếp
25-12-2024 16:19 46
-
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
20-12-2024 12:36 14
-
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân
16-12-2024 12:29 41
-
Nam Định: Quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi
25-12-2024 10:42 32