Các Y bác sỹ Phòng khám đa khoa Đại Phước khám sức khỏe cho các nạn nhân
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
Theo ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, tội phạm mua bán người thường chọn TP làm nơi tập kết, trung chuyển đưa người ra nước ngoài bằng nhiều hình thức và thủ đoạn rất tinh vi. Các đối tượng buôn bán người thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số người từ các tỉnh lên TP tìm kiếm việc làm. Các đối tượng ngoài xã hội đã lấy tiền môi giới và giới thiệu họ vào những nơi lao động nặng nhọc, có tính chất cưỡng bức lao động như đi biển đánh bắt hải sản; Đưa các nạn nhân nữ vào làm việc tại các cơ sở dịch vụ nhạy cảm ép buộc kích dục, bán dâm. Bên cạnh đó, các đối tượng tội phạm còn lợi dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Wechat, Zalo…hoặc gặp trực tiếp đối tượng để dụ dỗ, lừa gạt nạn nhân ra nước ngoài tìm việc làm, môi giới kết hôn với người nước ngoài,… gây rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người Qua thống kê, nạn nhân thường được bọn tội phạm mua bán người lựa chọn chiếm đa số là phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, kiến thức hiểu biết hạn chế. Khi nạn nhân theo các đối tượng qua biên giới các nước thường được giao cho người bản địa thì bị đưa vào các cơ sở kinh doanh dịch vụ, ép bán dâm, làm nô lệ tình dục…
Bên cạnh đó, bọn tội phạm còn dùng thủ đoạn mua bán trẻ em chúng thường đến những nơi chăm sóc, nuôi dạy trẻ mồ côi, bệnh viện phụ sản, nhà bảo sanh móc nối với nhân viên các cơ sở này để tìm cách tiếp cận, gạ gẫm số phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, mang thai ngoài ý muốn nhằm mục đích mua bán trẻ sơ sinh hoặc mua bán số trẻ có nguy cơ (trẻ bị bỏ rơi sau khi sinh….) Bên cạnh đó, bọn tội phạm còn dùng thủ đoạn mua bán trẻ em chúng thường đến những nơi chăm sóc, nuôi dạy trẻ mồ côi, bệnh viện phụ sản, nhà bảo sanh móc nối với nhân viên các cơ sở này để tìm cách tiếp cận, gạ gẫm số phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, mang thai ngoài ý muốn nhằm mục đích mua bán trẻ sơ sinh hoặc mua bán số trẻ có nguy cơ bị bỏ rơi sau khi sinh.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Sở LĐ-TB&XH TP đã phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Bộ Công an, Công an Cửa khẩu Quốc tế Tân Sơn Nhất, Công an TP tiếp nhận 05 nạn nhân bị mua bán qua Nga. Sau khi tiếp nhận các nạn nhân được tiến hành các thủ tục xác minh, xác định nạn nhân và đã cấp Giấy Chứng nhận về nước cho 05/05 nạn nhân bị mua bán; đồng thời tư vấn tâm lý, cung cấp đầy đủ thông tin về các gói dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân. Trong đó, 01 nạn nhân có nhu cầu được ổn định tâm lý, sức khỏe trước khi về địa phương.
Tư vấn giới thiệu việc làm cho các nạn nhân
Đẩy mạnh công tác truyền thông
Theo ông Huỳnh Thanh Khiết cho biết: Nhằm thực hiện tốt công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, từ đầu năm 2021 Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu trình UBND TP ban hành kế hoạch triển khai thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn TP. Sở LĐ-TB&XH TP cũng là đầu mối triển khai thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về năm 2021 trên địa bàn.
Đồng thời, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP xây dựng kế hoạch và thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2021; Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, xây dựng Kế hoạch số 800/KH-BCH ngày 24/5/2021 về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn biên giới biển, cửa khẩu, cảng để tổ chức triển khai thực hiện.
Bộ đội Biên phòng TP đã triển khai các đơn vị công tác tuần tra, kiểm soát địa bàn, thực hiện kế hoạch cao điểm phòng, chống mua bán người. Tổ chức tuần tra, kiểm soát người, phương tiện; tập trung khu vực neo đậu của tàu mang quốc tịch Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc để phát hiện, ngăn chặn đối tượng lên tàu để mua, bán dâm để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Kiểm soát người xuất nhập cảnh theo thủ tục biên phòng chặt chẽ, đúng quy định. Tuyến Biên phòng tại huyện Cần Giờ tổ chức tuần tra các khu vực giáp ranh, nơi tàu, phương tiện neo đậu, chuyển tải, làm hàng để phát hiện nghi vấn liên quan mua bán người, ngăn chặn, xử lý. Kết quả, trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức tuần tra 89 đợt. Ngoài ra, đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức 34 đợt kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhạy cảm, nghi vấn liên quan hoạt động mua bán người trên địa bàn và chưa phát hiện vi phạm. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2021, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trên địa bàn cũng đã triển khai 18 văn bản chỉ đạo liên quan công tác phòng, chống mua bán người tại các địa phương.
Ông Huỳnh Thanh Khiết cho biết: Trong 6 tháng đầu năm do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của UBND TP.HCM nên công tác tuyên truyền mua bán người trên địa bàn dân cư gặp nhiều khó khăn chủ yếu tuyên truyền bằng hình thức trên tờ rơi, tờ bướm, trên hệ thống loa phát thanh của địa phương.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2021, các sở, ngành, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đã tổ chức được 4.625 buổi tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người với 211.231 lượt người tham dự và 01 cuộc tập huấn với 30 người tham dự về Luật Phòng, chống mua bán người; đồng thời lồng ghép tuyên truyền về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn TP; Xây dựng và phát hành 616 panô, 524 áp phích; 57.412 tờ rơi, bản tin; in 11.500 sổ tay; treo 137 băng rôn;.... Cùng thời gian này Sở LĐ-TB&XH cùng các sở, ngành, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đã tổ chức 86.265 lượt tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp nhiều hình thức, tuyên truyền lồng ghép trong họp tổ dân phố, ban nhân dân ấp, in, phát tờ rơi... Riêng Hội Liên hiệp Phụ nữ TP, trong 06 tháng đầu năm 2021 đã tổ chức được 35.638 cuộc tuyên truyền phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, ma túy, mại dâm, mua bán người và tệ nạn xã hội với trên 7.000.000 lượt người tham dự, tiếp cận thông tin tuyên truyền. Qua các hoạt động trên, đến nay tình hình buôn bán người trên địa bàn TP đã giảm mạnh. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH TP, trong 6 tháng đầu năm 2021, Sở chưa tiếp nhận và hỗ trợ trường hợp nào là nạn nhân bị mua bán trở về qua địa bàn TP.
Theo ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết: Thời gian tới Sở LĐ-TB&XH tiếp tục phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an); Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an TP.HCM) và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tiếp nhận và hỗ trợ tất cả các nạn nhân bị mua bán trở về: phân loại, bố trí nơi ăn, ở phù hợp theo giới tính, lứa tuổi của nạn nhân. . Đồng thời, thực hiện các hoạt động giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nạn nhân được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tâm lý, pháp lý, y tế, dạy nghề, tạo việc làm… giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác phòng ngừa tệ nạn mua bán người cho công đồng dân cư trên địa bàn TP bằng nhiều hình thức khác nhau với nội dung phong phú, giảm thiểu tình hình buôn bán người trên địa bàn.
Đăng Hải
-
Quảng Ninh tích cực vận động nguồn lực xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
20-11-2024 17:42 05
-
Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12
24-12-2024 16:28 16
-
Hà Nội tọa đàm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách với người có công
24-12-2024 16:16 51
-
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
23-12-2024 22:22 36
-
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
23-12-2024 22:20 15
-
Ninh Thuận: Đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
13-12-2024 15:52 15