Bắc Kạn: Giới thiệu cam, quýt và sản phẩm OCOP tại Hà Nội
(LĐXH) Ngày 19/12, tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức Hội nghị giới thiệu sự kiện: “Tuần lễ giới thiệu sản phẩm cam, quýt và sản phẩm OCOP Bắc Kạn” tại Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên Bắc Kạn tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh, để quảng bá cho sản phẩm cam, quýt và các đặc sản của địa phương, với người tiêu dùng Thủ đô. Đồng thời, qua đó, tạo cơ hội cho các đơn vị, doanh nghiệp đầu mối, kinh doanh nông sản cam, quýt Bắc Kạn, gặp gỡ, giao lưu, kết nối và tìm kiếm đối tác; ký kết tiêu thụ sản phẩm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2019 đang đến rất gần.
Đã từ lâu, quýt Bắc Kạn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương vị, thơm, chua dịu, ngọt mát… không trộn lẫn với bất cứ sản phẩm quýt của vùng khác. Từ đầu những năm 1980, người dân khu vực xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông đã phát triển thành các vùng chuyên canh cây quýt. Diện tích cây quýt được trồng mở rộng dần ra những xã, vùng lân cận và đến nay đã trở thành hàng hóa. Năm 2012, Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn Địa lý Bắc Kạn cho sản phẩm Quýt Bắc Kạn, đến nay diện tích cam quýt đạt 3.501 ha, diện tích dự kiến cho thu hoạch 2.100 ha, sản lượng dao động từ 17.000 - 20.000 tấn/năm.
Cùng với việc phát triển diện tích, tỉnh Bắc Kạn cũng đã chú trọng về nâng cao chất lượng sản phẩm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ ba (khóa XI) là đã đưa ra mục tiêu là đến năm 2020 sẽ thực hiện thâm canh, cải tạo tăng năng suất 2.300 hacây ăn quả (gồm các loại cây cam, quýt, hồng không hạt, mơ), trong đó đưa ra mục tiêu có 300ha sản xuất theo quy trình VietGAP và xác định canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi tất yếu để nâng cao giá trị cạnh tranh, giúp nông sản đặc trưng của tỉnh vươn ra thị trường lớn.
Bên cạnh sản phẩm quýt Bắc Kạn, gần đây, Bắc Kạn còn phát triển thêm những cây trồng có múi có chất lượng như cam xã đoài, cam Vinh, các giống bưởi đặc sản...thông qua các mô hình thử nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của các giống cây ăn quả có múi đối với điều kiện sinh thái cũng như khả năng thâm canh của nông dân trên địa bàn tỉnh, từ đó khuyến cáo người dân mở rộng diện tích.
Ngoài ra, phải kế đến một số sản phẩm OCOP khác như: hồng không hạt, miến dong, gạo Bao Thai, gạo nếp thơm, khoai môn Bắc Kạn, rau bò khai, bí xanh thơm, cây gừng, cây nghệ…
Thêm vào đó là nhiều sản phẩm nông sản chế biến đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng như măng khô, lạp sườn thịt lợn hun khói, chuối sấy, rượu chuối, bún khô, tinh dầu sả chanh...
Đến dự và phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ông Trần Thanh Nam, cho biết: “Hiện, Bắc Kạn có 5 sản phẩm: rau, củ, cam, bưởi, quýt đang tập trung phát triển và từng bước thâm nhập thị trường, tham gia xuất khẩu. Đến nay, diện tích cam, quýt của Bắc Kạn đã đạt trên 3.000ha, năm 2018, giá trị sản xuất đạt trên 100 tỷ đồng. Đặc biệt, sản phẩm cam quýt có chất lượng cao, từng bước giúp địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, kết nối cung cầu bền vững. Năm nay, Bắc Kạn chủ động xúc tiến thương mại cho sản phẩm cam quýt rất sớm, chắc chắn từ nay đến cuối năm sẽ tiêu thụ tốt hơn”.
Từ nhiều năm nay, quýt Bắc Kạn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương vị thơm, chua dịu, ngọt mát, không trộn lẫn với bất kỳ loại nào trong các vùng miền của cả nước. Ngay từ năm 1980, bà con xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông đã phát triển thành vùng chuyên canh. Năm 2012, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn Địa lý cho cây quýt Bắc Kạn.
Mặt khác, từ sản phẩm quýt Bắc Kạn, những năm gần đây bà con còn phát triển thêm cây trồng có múi như cam Xã Đoài, cam Canh, cam V2, các giống bưởi đặc sản. Thông qua các mô hình thử nghiệm, cây ăn quả có múi của Bắc Kạn được đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển phù hợp điều kiện sinh thái, cũng như khả năng thâm canh tại 12 xã, đây cũng chính là những vùng cam, quýt đã được quy hoạch.
Tỉnh xác định, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 - 2020, với mục tiêu tốc độ tăng trưởng khu vực nông lâm nghiệp thủy sản 4,5%/năm; Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế từng vùng. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Trên cơ sở đó, triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó chú ý tới nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhóm giải pháp về kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa…
Có thể thấy, với tiềm năng, thế mạnh của địa phương có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, với nhiều hàng hoá mang tính đặc sản địa phương, Bắc Kạn luôn sẵn sàng và mong muốn được kết nối chặt chẽ hơn nữa với các tỉnh, thành phố phía Bắc và trong cả nước để sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao của Bắc Kạn đến được với người tiêu dùng cả nước và sản phẩm, hàng hóa chất lượng của các địa phương đến được với người tiêu dùng tỉnh Bắc Kạn./.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Màu của năm 2025 “Vàng Khởi Sắc” - Bước ra khỏi vùng an toàn để bứt phá
22-11-2024 18:20 55
-
SLP Park Long Hậu nhận Giải thưởng Dự án Bất động sản công nghiệp xuất sắc nhất
22-11-2024 18:20 53
-
AEON Việt Nam 2 năm liền dẫn đầu nơi làm việc tốt nhất ngành bán lẻ
21-11-2024 17:39 08
-
Dulux Professional đánh dấu năm thứ 8 đồng hành và thúc đẩy phát triển bền vững cùng giải thưởng BĐS Việt Nam PropertyGuru
18-11-2024 22:41 33
-
Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự đạt danh hiệu “Doanh nghiệp vì cộng đồng - Saigon Times CSR” lần thứ 6 liên tiếp
18-11-2024 22:41 23
-
Tăng cường quảng bá các sản phẩm thiết kế thủ công mỹ nghệ trên địa bàn Thủ đô
15-11-2024 05:17 22