Bạc Liêu: Huy động nguồn lực giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo
(LĐXH) Trong những năm qua, nhất là giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bạc Liêu thực hiện giảm tỷ hệ nghèo nhanh, hiệu quả do các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là giải pháp huy động cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh chủ động, tích cực tham gia công tác giảm nghèo.
Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2016 là 15,55 % (tương đương 30.855 hộ) qua 5 năm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm còn 0,52 % (tương đương 1.166 hộ).
Việc cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Trung ương thành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của địa phương là điều phải làm, nhưng những vấn đề cụ thể đó có sát hợp với thực tiễn, với điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, với trình độ nhận thức của tỉnh, của từng vùng, từng xã hay không mới là điều quan trọng.
Theo đó để tạo sự đồng thuận phải thực hiện tốt công tác truyền thông phổ biến các văn bản đã được ban hành bằng các hình thức phù hợp, ngoài các biện pháp truyền thống đang thực hiện như: đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị tập huấn... thì hoạt động quan trọng, hiệu quả nhất là lồng ghép triển khai, hướng dẫn tại các cuộc họp nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ của các tổ chức chính trị, đoàn thể. Có thể nói đây là hình thức triển khai hướng dẫn thực hiện phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, nhất là những hộ nghèo, cận nghèo. Từ đó đã nâng cao đáng kể nhận thức của người dân, mà nhận thức đã được chuyển biến, nâng cao thì hành động cũng sẽ nhất quán, thực hiện có hiệu là quả cao là điều tất nhiên.
Cùng với sự chuyển biến về nhận thức, nhất quán trong hành động, nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo cần phải được phân khai, tính toán sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn ngân sách nhà nước; đồng thời huy động nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển văn hóa xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh đầu tư theo quy định; hàng năm tỉnh đã tổ chức hội nghị trao đổi ý kiến của cán bộ công chức, viên chức ủng hộ đóng góp tiền, các phương tiện sản xuất để giúp đỡ hộ nghèo. Hàng năm, tỉnh đều phân công trên 70 sở, ban ngành cấp tỉnh và 100% cả các phòng ban, đơn vị cấp huyện, cấp xã nhận giúp đỡ hàng ngàn hộ nghèo (theo chỉ tiêu số hộ nghèo hàng năm đều được giúp đỡ), với tổng số tiền đóng góp giúp đỡ hộ nghèo trong 5 năm (2016-2020) trên 87 tỷ đồng (tương đương 23.825 hộ). Vì vậy, số nghèo tái nghèo, phát sinh hộ mới rất ít (năm 2019 toàn tỉnh chỉ 4 có hộ tái nghèo, phát sinh 92 hộ nghèo mới).
Đồng thời, với giải pháp nhận giúp đỡ hộ nghèo, tỉnh đã tổ chức triển khai “Dân vận khéo”, “Ngày Dân vận khéo”, “Tổ chức về nguồn”... Hằng năm tỉnh chọn một đơn vị cấp xã của một huyện để thực hiện “Năm Dân vận khéo”, “Ngày Dân vận khéo” của cấp tỉnh; Cấp huyện chọn một đơn vị cấp xã thuộc địa bàn để thực hiện “Năm Dân vận khéo” của cấp huyện; Cấp xã chọn một ấp để triển khai “Năm Dân vận khéo” của xã; Lực lượng vũ trang, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức các hoạt động “Về nguồn”, để qua đó tập trung sự chỉ đạo của cả hệ thống chính trị về chỉ đạo, lãnh đạo, tập trung nguồn lực từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực của cộng đồng, tổ chức, cá nhân để thực hiện công tác giảm nghèo, gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Từ các hoạt động “Dân vận khéo”, “Về nguồn” mà trong 5 năm qua tỉnh đã tổ chức được 9.099 cuộc tuyên truyền với 756.442 lượt người tham dự; đã huy động, tập trung nguồn vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển đời sống người dân là 1.192 tỷ 725 triệu đồng (ngân sách nhà nước 1.052 tỷ 557 triệu đồng; tổ chức, cá nhân đóng góp 140 tỷ 168 triệu đồng).
Từ những giải pháp, cách làm nêu trên, đầu năm 2016, tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 30.855 hộ, tỷ lệ 15,55% , đến cuối năm 2019 tổng số hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 3.068 hộ, chiếm 1,38%. Năm 2020, tỉnh đã phân công giúp đỡ 2.067 hộ (phấn đấu đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn khoảng 0,5%); bình quân hàng năm giảm 3,02% (chỉ tiêu 2%/năm), như vậy tỉnh đã hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo trước 2 năm.
Có thể khẳng định, tỉnh Bạc Liêu đã cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương kịp thời thành các Nghị quyết, chương trình kế hoạch của địa phương phù hợp với thực tiễn, triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ, mà đặc biệt là các giải pháp thực hiện nêu trên không chỉ giúp cho người dân trong tỉnh thoát nghèo bền vững mà còn tạo sự gắn kết, sự gần gũi hơn giữa các cán bộ đảng viên với quần chúng nhân dân; lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước ngày càng được củng cố vững chắc.
Nguyễn Hùng Thái
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bạc Liêu
Từ khóa:
-
Tuyên Quang: Chủ động thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
26-12-2024 10:43 24
-
Cô gái H’Mông: Trái tim tử tế mang khát vọng kết nối giá trị nhân văn trong hệ sinh thái “Nuôi em”
26-12-2024 09:00 19
-
Quét mã QR trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để ủng hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi
26-12-2024 08:52 29
-
Quảng Ngãi nâng cao năng lực cho tình nguyện viên phòng, chống mua bán người
12-12-2024 15:32 54
-
'Tháp Eiffel bốc cháy': Cách phân biệt tin giả thời AI
25-12-2024 14:48 04
-
Hội Cựu chiến binh quận Hà Đông tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng vốn vay tín dụng chính sách
25-12-2024 14:47 32
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00