Tại huyện miền núi biên giới Văn Lãng có 5 xã biên giới tiếp giáp với Thị Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây, Trung Quốc; huyện có 8 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực I; có 8 xã khu vực III; 161 thôn, khu phố và có 54 thôn đặc biệt khó khăn. Dân số toàn huyện trên 50 nghìn người, có 4 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh, Hoa và một số ít dân tộc khác cùng sinh sống. Theo kết quả sơ bộ điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024: hộ nghèo 616 hộ, chiếm tỷ lệ 4,53%, giảm 3% so với năm 2023; hộ cận nghèo 1.278 hộ, chiếm tỷ lệ 9,39%. Việc thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giữ vững lòng dân, nhất là đối với đồng bào các xã biên giới, để người dân tin vào đường lối của Đảng, Nhà nước, nỗ lực cùng Nhà nước giữ gìn biên giới quốc gia. Theo đó, UBND huyện đã chủ động tích cực, tổ chức triển khai quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ về giảm nghèo; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện và giao nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan tham mưu trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện.
Giai đoạn 2021 - 2024, ngân sách Trung ương phân bổ vốn sự nghiệp cho Chương trình, là 19 tỷ 074 triệu đồng (trong đó năm 2022 là 3 tỷ 878 triệu đồng; năm 2023 là 8 tỷ 758 triệu đồng; năm 2024 là 6 tỷ 438 triệu đồng). Vốn huy động từ nguồn cho vay tín dụng ưu đãi, với 4.729 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo vay vốn, nguồn vốn cho vay 303 tỷ 854 triệu đồng. Từ nguồn vốn trên, huyện Văn Lãng triển khai thực hiện 5 dự án, gồm: Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Dự án 3 về Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Dự án 4 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Dự án 6 về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Dự án 7 về Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.
Căn cứ các chỉ tiêu giảm nghèo được giao, UBND các xã, thị trấn xây dựng Kế hoạch và giao cụ thể chỉ tiêu giảm nghèo đến từng thôn, khu phố để triển khai thực hiện; Các cấp, các đơn vị, phòng, ban chuyên ngành liên quan, cũng xác định nhiệm vụ công tác của đơn vị, phải đưa nhiệm vụ giảm nghèo là một nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch công tác nói riêng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung.
Để thực hiện Chương trình đạt hiệu quả, Phòng Lao động TBXH– Dân tộc huyện Văn Lãng đã tham mưu cho UBND huyện đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và người nghèo nhằm tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Vận động các tổ chức, cá nhân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo; tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời, tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để giảm việc thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo, tăng khả năng tiếp cận với các nhu cầu xã hội cơ bản. Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo với các Chương trình MTQG và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác. Thực hiện tốt các phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau".
Trong tháng 8/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn phối hợp Phòng lao động TBXH – Dân tộc huyện Văn Lãng tổ chức Phiên giao dịch việc làm Phiên giao dịch việc làm theo cụm xã: Hoàng Việt, Bắc La, Tân Tác, Bắc Việt, Bắc Hùng, Thành Hòa, Tân Thanh và Thị trấn Na Sầm huyện Văn Lãng. Phiên giao dịch thu hút trên 250 người lao động đến tham gia. Tại đây, người lao động đã được các doanh nghiệp, công ty tư vấn và trao đổi trực tiếp, những ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng; thông tin thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện, Tư vấn, hướng nghiệp về các chính sách, thông tin về các chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng… Qua đó tạo môi trường kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động, là cơ hội tốt để người lao động có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp, góp phần kết nối cung – cầu lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mỗi năm ở Văn Lãng đã giảm từ 3% trở lên: kết quả năm 2021, hộ nghèo 1.892 hộ, tỷ lệ 15,01%; năm 2022, hộ nghèo 1.334 hộ, tỷ lệ 10,64% giảm 4,47% so với năm 2021; năm 2023 hộ nghèo 1.025 hộ, tỷ lệ 7,53% giảm 3,11% so với năm 2022. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội có những kết quả nổi bật. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế chủ yếu bình quân hằng năm đạt 7,05%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2023 là 62,4%. Tạo thêm nhiều việc làm mới cho hàng ngàn người lao động: năm 2021 là 650 lao động đạt 68,4% kế hoạch; năm 2022 là 816 lao động, đạt 102% kế hoạch; năm 2023 là 824 lao động, đạt 103% kế hoạch…
Qua triển khai các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, đã góp phần tạo điều kiện cho hộ nghèo được tiếp cận, được thụ hưởng đầy đủ các dịch vụ y tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý, về nhà ở, về việc làm được tiếp cận vay vốn để sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, đặc biệt là ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, góp phần tạo được niềm tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền, góp phần ổn định xã hội, quốc phòng - an ninh được bảo đảm.
Hữu Bắc
-
Tăng cường tập huấn nghiệp vụ phân tích dự báo về thị trường lao động góp phần giảm nghèo bền vững
20-12-2024 15:50 10
-
Cà Mau: Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, kết nối việc làm bền vững
17-12-2024 15:24 48
-
Huyện Tam Đường (Lai Châu): Đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động
18-12-2024 15:24 29
-
Thanh Hóa: Nhiều kết quả đáng ghi nhận từ dự án hỗ trợ việc làm bền vững
25-12-2024 11:43 30
-
Huyện Yên Bình (Yên Bái) tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động
25-12-2024 10:36 51
-
Hà Tĩnh xây dựng Sàn giao dịch việc làm hỗ trợ thông tin việc làm bền vững
15-12-2024 10:27 43